KINH DUY MA CẬT
Sao gọi là không "an trú nơi vô vi"?
Bồ Tát quán không, nhưng không lấy không làm đối tượng tu chứng.
Bồ tát tu tập về vô tướng và vô tác nhưng không lấy vô tướng và vô tác làm đối tượng tu chứng.
Tu tập vô sanh mà không lấy vô sanh làm đối tượng tu chứng.
Quán niệm vô thường mà không bỏ việc lợi hành. Quán niệm về khổ mà không chán ghét sinh tử.
Quán niêm về sinh diệt mà không đi vào tịch diệt.
Quán niệm về "buông thả" mà thân vẫn thực hiện các pháp lành.
Quán niệm sự không qui túc mà vẫn quy túc theo vạn pháp.
Quán niệm vô sanh mà vẫn nương vào hữu sanh để gánh vác nhiệm vụ.
Quán niệm về vô lậu mà vẫn còn ở thế giới nhân duyên.
Quán niệm về vô hình mà vẫn tiếp tục hành động để giáo hóa.
Quán niệm về không vô mà không bỏ đại bi.
Quán niệm về tính cách hư vọng, không bền, không nhân, không chủ, không tướng của các pháp mà không từ bỏ công trình phước đức, Thiền định và trí tuệ.
Bồ Tát tu các pháp như thế gọi là không trú nơi vô vi.
Bồ Tát cũng vì có đầy đủ phước đức mà không trú ở vô vi, và đủ trí tuệ mà không chấm dứt ở hữu vi. Vì lòng thương lớn mà không trú vô vi, vì muốn thực hiện đại nguyện mà không chấm dứt ở hữu vi.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tổng hợp Kinh Phật - HT Thích Nhất Hạnh
SpiritualĐây là tập hợp Kinh văn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni do Thiền Sư Thích Nhất Hạnh dịch. Tôi muốn lưu giữ lại đây lòng thành kính biết ơn, tôn trọng đối với Thiền sư và rất vui mừng và trân quý khi được tiếp xúc được giáo pháp vi diệu của để lại của Đ...