KINH BẢO TÍCH

14 1 0
                                    

KINH BẢO TÍCH 

Hành giả tìm tâm, tâm nào? Tâm tham, tâm giận hay tâm si? Tâm quá khứ, tâm hiện tại hay tâm vị lai. Tâm quá khứ không còn. Tâm vị lai chưa có. Tâm hiện tại không trú.

Này Ca Diếp, tâm không thể nắm bắt từ bên trong hay bên ngoài, hay ở giữa. Tâm vô hướng vổ niệm, không có chỗ sở y, không có nơi qui túc. Chư Phật không thấy tâm trong quá khứ, trong hiện tại và trong vị lai. Cái mà chư Phật không thấy thì làm sao quán niệm nổi. Nếu có quán niệm thì chẳng qua là sự quán niệm về sinh diệt của các đối tượng tâm ý. Tâm như một ảo thuật, vọng tưởng điên đảo cho nên có sinh diệt muôn trùng. Tâm như nước trong dòng sông không bao giờ dừng lại. Vừa sinh đã hoại diệt. Tâm như ngàn lưỡi đao do nhân duyên mà có. Tâm như chớp giật loé lên rồi tắt. Tâm như không gian nơi muôn vật đi ngang. Tâm như bạn xấu tạo tác nhiều lầm lỗi. Tâm như lưỡi câu đẹp nhưng nguy hiểm. Tâm như ruồi xanh ngó đẹp nhưng rất xấu. Tâm như kẻ thù tạo tác nhiều nguy biến. Tâm như yêu ma tìm nơi hiểm yếu để hút sinh khí người. Tâm như kẻ trộm, trộm hết căn lành.

Tâm ưa thích hình dung như mắt con thiêu thân. ưa thích âm thanh như trống trận, ưa thích mùi hương như lợn thích rác bẩn, ưa thích vị ngon như ruồi thích thức ăn thừa, ưa thích xúc giác như con ruồi sa đĩa mật. Tìm tâm hoài mà không thấy tâm đâu. Đã tìm không thấy thì không thể phân biệt được. Những gì không thể phân biệt được thì không có quá khứ và hiện tại lẫn vị lai. Những gì không có quá khứ hiện tại lẫn vị lai thì không có mà cũng không không.

Hành giả tìm tâm bên trong cũng như bên ngoài không thấy. Không thấy tâm nơi ngũ uẩn, nơi tứ đại, nơi lục nhập. Hành giả không thấy tâm nên tìm dấu của tâm và quán niệm : tâm do đâu mà có?. Rồi ý thức rằng hễ khi nào có vật thì có tâm. Vậy vật và tâm có phải là hai thứ khác biệt?.

Không có cái gì là vật, cái đó cũng là tâm. Nếu vật và tâm là hai thứ thì hoá ra tâm có tới hai tầng?. Cho nên vật chính là tâm....Vậy thì tâm có thể quán tâm không. Không, tâm không thể quán tâm. Một con dao không thể tự cắt mình, ngón tay không tự sờ mình, tâm không thể quán mình.

Bị dằn ép tứ phía, tâm phát sinh mà không có khả năng an trú, như con vượn chuyền cành, như hơi gió thoảng qua. Tâm không có tự tính. Biến chuyển rất nhanh chóng, bị cảm giác làm giao động, lấy lục nhập làm môi trưởng, duyên thứ này tiếp thứ khác. Làm cho tâm ổn định, bất động, tập trung an tĩnh, không loạn động, đó gọi là Quán niệm tâm ý.

Tổng hợp Kinh Phật - HT Thích Nhất HạnhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ