Chương 5

65 2 0
                                    

Bước vào khỏi cổng thôn Ðoài, đã thấy nhà ông Nghị Quế.

Nó là một đám bung xung nhọn như ngọn tháp, hùng dũng úp trên đoàn bịch vừa đồ sộ, dường như

phô nhà mình thóc để hàng bốn, năm mùa.

Nó là một lũ đốn rơm, đốn rạ lớn bằng trái núi, chen nhau đứng bên cạnh ngọn mít, ngọn sung, dường như khoe ông chủ cầy cấy đến mấy trăm mẫu.

Nó là những tòa mái ngói muốn bảo tồn quốc túy bằng những "đấu" vuông tròm trõm, những sôi tầu cong rướn và những con cá chép " mảnh sứ" há miệng nằm giáp tường hồi.

Nó là một ngôi dương cơ rộng chừng ba mẫu, quây quần trong bốn bức tường gạch cắm mảng chai, cảnh tượng phức tạp, giống như ngôi chợ đóng trong khu trại, họp đủ các vật sang, hèn, các kiểu cũ, mới.

Cái cơ nghiệp ấy tuy tự tổ tiên để lại, ông Nghị cũng có khai thác thêm nhiều.

Ông không đi buôn, không đi thầu, chỉ làm ông chủ ruộng kiếm ông chủ thả lãi.

Ðụng đến của ông nhẹ nhất cũng là mười phân. Và vay từ một đồng trở lên, đều phải viết ruộng

hay nhà, hoặc phải gửi vật gì khác làm đồ bảo đảm. Quá hạn thì mất. Dương cơ ông ở cũng nhờ ruộng nương ông cấy, hạc đồng, lọ sứ ông thờ, phần nhiều là của những người vay nợ hết hạn không trả, bị ông chiếm lấy và bắt lấy.

Nhà ông đời đời phát phát về bên hào. Bước đường công danh của ông cũng bắt đầu từ chức Lý trưởng vượt qua những bậc Phó tổng, Chánh tổng rồi, cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức vó nhau đưa ông lên ghế nghị viên.

Không như những kẻ mặt người dạ thú, mượn tiếng "thay mặt dân" để hót Chánh phủ mà xin xỏ việc này việc kia, ông ra nghị trường, chỉ cốt mua cái "vị thứ tân thời", lấy chỗ mỗi năm vài lần, ăn uống và... ngồi nằm với bọn tai mặt trong xứ.

Cái đức "không thèm biết...chữ" của ông hơn hẳn các bạn đồng viện, tuy những ông ấy chỉ xuất thân bằng nghề lái lợn hay cai phu. Vào viện ông cũng như hầu hết các ông nghị khác, không bàn và không cần nghe ai bàn. Nhưng, ông cũng chỉ ngáp vặt, chớ không ngủ gật bao giờ, vì sợ đôi giầy chí long để dưới chân ghế lỡ bị mất trộm trong khi ông phải co chân đặt lên mặt ghế cho hợp thói quen của ông.

Từ ngày "giữ chức ông Nghị", danh tiếng của ông đã bay khắp tỉnh Trung sơn. Thế nhưng suốt năm chí tối, ông không phải thết một ông khách sáo, trừ ra hai ngày giỗ cha và giỗ mẹ.

Cố nhiên, ông phải là một người cơ chỉ, so kè từ một đồng xu trở đi. Vậy mà lắm khi ông lại rất hào. Nhất là những dịp tết ta, tết tây, không dịp nào ông quên không bắt chim ngói, gà mái theo những thúng gạo tám thơm vào cửa mấy ông to lớn.

Với ông, vợ chồng Ðĩ Dậu không có họ hàng thân thích gì cả. Nhưng vì các hắn cầy thuê cấy mướn

cho ông đã nhiều, nên đều biết nhà, biết người.

Sau khi Cai lệ và người nhà Lý trưởng đã dẫn anh Dậu ra đình, chị Dậu theo lời chồng dặn, trao con bé con cho cái Tý, vớ chiếc nón rách đeo vào cổ tay. Thằng dần khóc nhếch khóc nhác, rầm rĩ kêu đói. Giả điếc, chị cứ lủi thủi cắp nón ra đi.

Tắt đèn - Ngô Tất TốNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ