Tinh thần phản kháng quyết liệt của Mị (đêm tình mùa đông)

599 10 0
                                    

* Tô Hoài không chỉ khám phá ra sức sống tiềm tàng, khát vọng sống mãnh liệt trong tâm hồn Mị mà nhà văn còn khẳng định tinh thần phản kháng quyết liệt của Mị khi tự giải thoát mình khỏi kiếp sống đày đoạ, thoát khỏi địa ngục trần gian nhà thống lí.

 * Đó là vào một đêm mùa đông trên núi cao rét cắt da cắt thịt, Mị đã chứng kiến cảnh A Phủ bị trói:
- Lúc đầu: 
  + Mị thản nhiên ngồi thổi lửa hơ tay
  + A Phủ nếu là cái xác chết đứng đấy, Mị cũng chỉ biết có ngọn lửa
-> Thái độ thờ ơ, thản nhiên của Mị là vì cô đã quá quen với cảnh ngang trái, đánh người, trói người đến chết ở nhà thống lí. Bản thân cô cũng là một nạn nhân của thực trạng này.
- Nhưng sau đó: 
  + Mấy đêm sau mị lại trở dậy thổi lửa hơ tay
  + "Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại"
  + Nhìn thấy cảnh tượng bị đày đoạ của A Phủ, Mị nhớ lại "Đêm năm trước A Sử cũng trói đứng Mị như thế", "nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được" 
  + Mị nhận thức rõ tội ác của cha con thống lí: "Chúng nó thật đọc ác. Cơ chừng này chỉ đến mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết"
-> Vừa căm giận, Mị vừa động lòng thương người. Nhìn những giọt nước mắt nghẹn ngào, uất hận, bế tắc của A Phủ và cái chết sẽ ập đến thức thì, Mị đã có hành động quyết liệt cắt dây trói cứu A Phủ.
-> Đây là hành động táo bạo, mạnh mẽ. Mị không chỉ cứu A Phủ mà còn tự giải thoát cho chính cuộc đời mình khi cô quyết định chạy theo A Phủ. Đó chihs là bản năng tự nhiên, khát vọng sống của con người. Nếu không chạy theo A Phủ, Mị cũng sẽ chết. "Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi", bước chân của Mị như đạp đổ thần quyền, cường quyền.

-> Như vậy, quá trình phản kháng của Mị đi từ tự phát đến tự giác, là quá trình đấu tranh không mệt mỏi khi con người đã tự ý thức giải phóng cho chính mình.

 * Kết thúc tác phẩm: 
- Mị và A Phủ trở thành vợ chồng
- Hai người đi theo Cách mạng và trở thành những chiến sĩ bảo vệ quê hương

=> Qua cuộc đời, số phận, quá trình sống dậy tinh thần phản kháng của Mị, Tô Hoài đã thể hiện niềm tin vào tinh thần chiến đấu, vào sức sống mãnh liệt của con người rằng: Con người không thể cúi đầu chấp nhận số phận mà phải vùng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác dù cái ác có tàn bạo đến đâu. Đây cũng là quy luật của cuộc sống: "Có áp bức, có đấu tranh", "Con giun xéo lắm cũng quằn"

=> Như vậy, điểm sáng của thiên truyện không chỉ là giá trị nhân văn, nhân đạo, là tình yêu thương sâu sắc của nhà văn mà còn mở lối cho nhân vật đến với Cách mạng, đến với ánh sáng của tự do, của tình yêu và hạnh phúc. Thế nên cái kết của tác phẩm vẫn chưa hoàn toàn đóng lại. Nói như một ý kiến: "Một tác phẩm chân chính không bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng".

Vợ chồng A PhủNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ