Sức sống tiềm tàng của Mị

867 13 0
                                    

1. Giải thích
- Sức sống tiềm tàng là bản năng, khát vọng sẵn có, tiềm ẩn trong mỗi con người, chỉ chờ cơ hội, điều kiện, hoàn cảnh phù hợp để bùng cháy lên mãnh liệt
- Cuộc đời Mị bao năm sống lầm lũi, đến mùa xuân này, Mị chủ động thay đổi mình, thức tỉnh mình
=> Tô Hoài đã phát hiện những khát vọng về tình yêu, về hạnh phúc, về tuổi xuân, về cuộc sống tự do bao lâu nay vẫn ẩn chứa trong con người Mị. Để đến mùa xuân này, với những tác động của ngoại cảnh, của âm thanh, sức sống của Mị lại trỗi dậy biểu hiện qua tâm trạng, tính cách, qua hành động, cử chỉ, việc làm.

2. Biểu hiện
- Đó là vào một đem mùa xuân trên núi cao

 * Những tác động ngoại cảnh của mùa xuân:
   + đã làm lay động, xao xuyến tâm hồn Mị
   + tiết trời mùa xuân ở Hồng Ngài năm ấy "gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội"
   + "trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá xoè như con bướm sặc sỡ"
   + "trai giá, trẻ con ra sân chơi tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi khèn và nhảy"
-> Không khí vui nhộn, tưng bừng của ngày xuân với màu sắc, âm thanh, con người và cảnh vật giao hoà, tất cả đã đánh thức những cảm xúc trong tâm hồn Mị mà bấy lâu đã ngủ quên, như đang lụi tàn, héo úa.

 * Mị còn chịu tác động vởi âm thanh của tiếng sáo:
  + tiếng sáo thiết tha, bổi hổi
  + tiếng sáo vọng lại từ đầu núi, réo rắt ở đầu làng
  + tiếng sáo lửng lơ ngoài đường
  + và cuối cùng, tiếng sáo đọng lại trong tâm hồn Mị, Mị nhẩm thầm bài hát của người đang thổi sáo: 
                        "Mày có con trai con gái rồi
                          Mày đi làm nương
                          Ta không có con trai hay con gái
                          Ta đi tìm người yêu"
-> Tô Hoài đã cho nhân vật của mình bừng tỉnh, hồi sinh bằng tiếng sáo. Vì đó là âm thành của một thời xuân trẻ náo nức, yêu đời của Mị. Âm thanh của một thời tràn đầy sức sống và ước mơ. Âm thanh tiếng sáo đã thức tỉnh Mị nhớ về thời quá khứ tươi đẹp của mình, thời con gái của Mị: "Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị". Tiếng sáo không ngừng làm tâm hồn Mị dao động từng giây từng phút. Mị như quên đi thực tại khổ đau, bất hạnh của mình mà nhờ về những ngày xưa cũ.

 * Diễn biến tâm trạn của Mị trước những tác động của ngoại cảnh và âm thanh
- Mị như lột bỏ kiếp xác con rùa, lột bỏ lối sống lầm lũi, âm thầm "lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa"
- Tiếng sáo cứ vấn cương da diết như thôi miên, như chỉ đạo Mị hành động
- "Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước" -> Bao năm dài Mị sống mà tâm hồn khô héo, lúc nào cũng buồn rười rượi, không nói, không cười. Vậy mà mùa xuân này, ngay lúc này, tâm trạng Mị lại "phơi phới, vui sướng"
- Và Mị hành động: những hành động khác với cô Mị thường ngày:
  + "Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát."
-> cách uống rượu của Mị chất chứa tâm trạng uất ức, nghẹn ngào như uống tủi, uống hận vào lòng.
  + rồi Mị say lịm mặt, ngồi đấy "nhìn mọi người nhảy đồng, ngồi hát nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước"
-> chính trong lúc say lại làm sống dậy trong lòng Mị những quá khứ tươi đẹp của thời thanh xuân, thời của một cô gái trẻ lạc quan, yêu đời, vui tươi, ấp ủ biết bao ước mơ. Trong lúc say, Mị quên đi hiện tại của mình mà sống về ngày trước.
  + Mị nhớ ra những năm Tết trước "Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết."
-> tuổi xuân và những khát khao của Mị đang dần hồi sinh. Mị nhận thức ra chính mình của quá khứ và hiện tại vẫn xinh đẹp, trẻ trung, vẫn muốn đi chơi xuân, vẫn muốn hoà mình vào cuộc sống, vào mùa xuân. Tâm trạng, cảm xúc, cuộc đời, số phận éo le của Mị gợi chúng ta liên tưởng đến chữ "Xuân" đầy ẩn ý trong thơ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương: 
                            " Xuân đến, xuân đi, xuân lại lại
                               Mảnh tình san sẻ tí con con"
- Sau những diễn biến tâm trạng ấy, Mị tiếp tục có những hành động thể hiện khát vọng sống, sức sống sẵn có trong mình: 
  + "Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng." -> Mị cũng muốn thắp sáng lại cho cuộc đời mình
  + "Mị quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoá vắt ở phía trong vách" -> Mị đã có ý thức trang điểm, làm đẹp để đi chơi xuân.
-> Mị sống với những cảm xúc, khát khao của chính mình. Mị muốn nắm giữ và hưởng thụ mùa xuân, tuổi xuân như bao người con gái khác: "Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết.", tại sao Mị lại không? Mị đã chiến thắng nỗi sợ hãi của thần quyền và cường quyền để sống cho chính mình.

=> Tô Hoài là một người nghệ sĩ tinh tế có trái tim giàu tình yêu thương và đồng cảm. Ông như hoá thân vào nhân vật của mình để khám phá, phát hiện chiều sâu tâm hồn, cảm xúc của con người. Để từ đó, nhà văn khẳng định sức sống tiềm tàng, khát khao, mơ ước của con người một khi đã thức tỉnh thì bùng lên mạnh mẽ, không có một thế lức, tội ác nào có thể dập tắt.
-> Thế nên, đã có ý kiến ví von rằng: "Mị như cây hoa ban, hoa đào Tây Bắc trước lúc vào xuân. Nhìn bề ngoài thì khẳng khiu, khô gầy tưởng như đã chết nhưng thực chất bên trong có một nội lực sống mãnh liệt, chỉ chờ cơ hội là bừng nở sắc xuân."

 * Kết thúc những tâm trạng và khát khao của Mị
- A Sử không cho Mị đi chơi
- Hắn trói bứng Mị vào cột nhà, hắn cuốn tóc Mị lên cột khiến Mị không cúi, không nghiêng đầu được
- Mặc dù bị trói nhưng Mị quên đi mình đang bị trói, "Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi", lời hát trong tiếng sáo vẫn véo von: 
                     "Em không yêu, quả pao rơi rồi
                       Em yêu người nào, em bát pao nào"

-> Như vậy, A Sử chỉ có thể trói buộc Mị về thể xác, không thể trói buộc Mị về tinh thần. Tâm hồn Mị đang dần trẻ lại, Mị khao khát được sống và là chính mình, được đi chơi, được tham gia hội xuân... Đó là khát khao chính đáng, là quyền tự do tối thiểu của con người. Tô Hoài thấu hiểu, yêu thương, trân trọng và nâng niu những khát vọng ấy. 

=> Tóm lại, điểm sáng, giá trị nhân văn, nhân đạo của tác phẩm chính là đề cao khát vọng chân chính của con người và khám phá ra vẻ đẹp, "hạt ngọc lấp lánh tiềm ẩn sâu trong mỗi con người".  Quá trình phát triển vẻ đẹp tâm hồn sâu thẳm của con người, chúng ta không chỉ gặp trong kiệt tác "Chí Phèo" của Nam Cao, "Tắt đèn" của NTT, "Vợ nhặt: của Kim Lân... mà còn gặp trong  thiên truyện "VCAP" của Tô Hoài. Những người nghệ sĩ chân chính luôn làm tròn thiên chức thiêng liêng là "đem đến cho người đọc bài học trông, nhìn và thưởng thức", và người nghệ sĩ chính là "người dẫn đường đưa chúng ta đến xứ xở của cái đẹp".

Vợ chồng A PhủNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ