01;

375 62 3
                                    

"Tiếng đàn Balalaika
Như ngọn gió bình yên
Thổi qua rừng bạch dương dìu dặt
Nghe rụt rè
Như tia mắt
Người thiếu nữ soi mình trong đáy giếng
Mùa thu
Nghe mơ hồ
Như tiếng hát
Trong bồng bềnh sương núi
Nghe vời vợi
Như cánh thiên nga
Bay khuất nẻo mây xa..."

.

Ngày ấy đi đò hành quân qua vùng thiêng nước độc sông Đà, từ trong một đêm đen tĩnh mịch, không có gì ngoài ánh sáng phát ra từ ngọn đèn dầu yếu ớt đặt ở mũi thuyền và âm thanh từ mái chèo quạt nước, lẫn đâu đó một tiếng đàn cất lên, ẩn hiện, vang vọng khắp đất trời trong màn sương lạnh giá.

Những người đồng đội của tôi đều cũng ngạc nhiên dáo dác nhìn quanh, chỉ có tôi mơ hồ hướng mắt về ngọn đồi phía xa. Dưới ánh trăng mờ nhạt, tiếng đàn lảnh lót lúc trầm lúc bổng, tựa như có ai đã rót lệ nhuộm từng sợi dây đồng để chúng bật ra những thanh âm thổn thức như thế.

"Đội trưởng, anh có nghe thấy gì không ạ?"

"Có nghe."

"Em nghe bảo vùng này thiêng lắm, có khi nào..."

Người nói là một cậu trai khuôn mặt non choẹt mếu máo rúc sâu vào tám áo dày, vẫn còn là con nít, có khi chỉ mới vừa tốt nghiệp cấp ba mà giờ lại phải ngồi đây giữa muôn trùng những khói lửa.

Thật ra, không ai đáng phải trải qua chuyện này, cả tôi, cả cậu trai trẻ ấy, và tất cả những dân tộc bị áp bức dưới thứ gọi là chiến tranh.

"Đừng có nói linh tinh."

Tôi cốc đầu cậu ta, bấy giờ tôi còn chưa từng tâm trạng để mà lo nhiều đến thế. Ngay từ khi bước chân vào hàng ngũ, ngày ngày nhìn những người bạn, những người đồng đội, hay thậm chí là kẻ thù ngã xuống nơi chiến trường, thấy máu từng dòng nhuốm vào nòng súng, nhuốm đỏ cả nhịp đập nơi ngực trái, hình như đã từ lâu lắm rồi, tôi không còn hình dung được hình dáng của ma quỷ từng tồn tại trong kí ức thuở nhỏ là gì nữa.

Thay vào đó, tâm trí tôi bị ám ảnh bởi những mặt đất phủ đầy hoa đỏ, màu hoa như máu, màu hoa đỏ rực.

Bác lái đò chắc cũng nghe được cuộc trò chuyện, biết được sự tò mò của chúng tôi, bác cười, chúng tôi nhận ra đó là một người đàn ông đã qua tuổi xế chiều, làn da nhăn nheo, chỉ có đôi mắt vẫn hãy còn tỏ tường.

Người đàn ông ấy là người đưa đò duy nhất ở nơi này, con sông Đà như gắn liền với cuộc đời người đàn ông khốn khổ, từ dòng nước, bến bờ, con thuyền, mái chèo đều như trở thành người bạn tâm tình suốt mấy chục năm dài đằng đẵng.

Bác kể, phía bên kia bờ sông, đi sâu vào rừng có một ngôi làng nhỏ, người dân ly tán từ nhiều nơi đến sống nương tựa nhau, biết bác làm cái nghề côi cút một mình, thi thoảng họ sẽ ghé qua mang cho bác ít thứ, hay đám trẻ con sẽ kéo nhau bờ sông bầu bạn nghe bác kể chuyện, cậu nhóc con khi nãy lại hỏi về những thứ đáng ra không nên hỏi, tôi thở dài nhìn xuống mặt sông dềnh dàng, không có ý sẽ cốc đầu cậu ta lần nữa.

Người lái đò mỉm cười, mười năm trước, vào một đêm mưa bão lớn, bác ngồi trong cái chòi nhỏ thấp thỏm sợ gió hất tung mái lá. Mưa trút xuống ào ào như thác đổ, con sông Đà thường ngày hung dữ bao nhiêu, trong những ngày giông tố thế này lại càng đáng sợ hơn bấy nhiêu.

Rồi đột nhiên nửa đêm, bác nghe thấy tiếng gõ cửa, một tiếng gõ yếu ớt mà dồn dập, bác làm cái nghề này đã mấy mươi năm, sợ gì mấy chuyện nơi sơn cùng thủy tận này, có điều gì thôi thúc khiến bác phải mở cửa ra. Bên ngoài, giữa cơn mưa mịt mùng, dưới ánh vàng hắt hiu của ngọn đèn dầu le lói, một cậu bé ướt sũng lắm lem bùn đất đứng đó, trên tay ôm chặt một cái túi.

Bác ghét bọn giặc, nhưng đứa nhỏ này có nét mặt không giống bọn chúng, nó khiến bác động lòng thương, vậy nên bác ôm nó vào trong, đun nước cho nó tắm, lấy mấy củ khoai lang nướng lên và cho nó hơ tay bên bếp lửa.

Thằng bé cả buổi chẳng nói câu nào, đôi mắt nó đẹp lắm, sâu thẳm, trầm buồn.

Trong trí nhớ hãy chẳng còn tốt của bác, những ngày bầu trời không bom đạn khói lửa đã xa cũng trong vắt như thế, đôi mắt thăm thẳm một cảm giác yên bình, yên bình đến mức khiến người ta cảm thấy não nề.

Hôm sau bác dẫn nó đến ngôi làng bên kia sông rồi gửi nó ở đó, lúc bác đi, đôi mắt nó vẫn vậy, chỉ là lúc nó nhìn vào bác, đôi mắt nó ươn ướt.

Bọn trẻ con thích thằng nhóc lắm, tóc nó đen nhánh và da trắng muốt. Thằng bé được đưa đến ở một ngôi nhà người Nam, hai vợ chồng ấy không có con, cho nên khi gặp nó, từ đáy lòng họ đã tự hứa, rằng sẽ luôn yêu thương và chở che cho nó cả quãng đường sau này.

Thằng bé ban đầu không nói năng gì, suốt ngày chỉ lầm lũi một mình, trên người ngoài bộ đồ mặc vào ngày mưa bão ấy thì còn một cái túi, bên trong đựng một cây đàn, nó luôn ôm cây đàn ấy không buông, cũng không cho ai chạm vào.

Phải rất lâu sau, nhờ sự nỗ lực và tình yêu thương của gia đình ấy thì con bé cuối cùng cũng mở miệng bập bẹ vài câu.

Người ta hỏi nó nhà ở đâu, nó đều im lặng không nói, sau này mới biết nó là người Hàn được một gia đình người Nga nhận nuôi. Sau này xảy ra biến cố thì được một sỹ quan Mỹ đưa đến đây. Vốn không phải ai cũng muốn giữ nó lại, vì họ sợ bọn Tây sẽ lại tìm đến, nhưng giữa rừng giữa núi, nó sẽ phải sống như thế nào bây giờ?

Rồi cứ thỉnh thoảng thằng bé sẽ đến thăm bác, mỗi lần ghé qua nó đều mang theo cây đàn đó, nó nói đây là nhạc cụ mà gia đình người Nga từng nhận nuôi tặng cho nó, gọi là Balalaika.

Tiếng đàn trong vắt như đôi mắt nó, nhất là khi vang lên từ những ngón tay gầy gò đan trên những sợi dây đồng, nó thường ngân nga những làn điệu Nga trầm bổng, đôi khi lại chỉ thẩn thờ nhìn ra xa, có lẽ là đang nhớ đến quê nhà của mình.

Bác dứt lời cũng là lúc con đò cập bến, tôi và những người khác giật mình, đưa cho bác vài đồng bạc lẻ rồi chào tạm biệt.

Bước trên nền đất ẩm ướt trong khu rừng tối đen, tôi vẫn mải miết suy nghĩ về tiếng đàn ấy, về cậu bé với đôi mắt trong như màu trời.

Gió đêm từng cơn lạnh buốt, băng qua khu rừng rậm rạp, tiếng chim đôi khi kêu lên vài tiếng đứt quãng. Nơi này là một vùng hoang vu, có lẽ bọn giặc cho rằng chốn rừng thiêng nước độc này sẽ chẳng ai lui tới. Nhưng chúng nào hay biết, địa hình như thế này mới là thuận lợi, mới là thích hợp...

yeongyu | mồ ai lá đỏ nhuộm màuNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ