Chương III
Chuyến hành trình đã bắt đầu, vùng biển Đại Tây Dương này được nối liền với Thái Bình Dương bởi Bắc Băng Dương. Rộng hơn 100 triệu và đứng thứ hai trên thế giới. Chúng tôi đang ở 36°52' Bắc 74°43' Tây do thuyền phó vừa kiểm tra, chuyến hành trình đã xuất phát được hơn một tiếng đồng hồ. Bỗng, thuyền trưởng đến và nói:
- Chuyến đi này chỉ mất một ngày đường thôi, các ngài không phải lo đâu
- À, chúng tôi có lo gì đâu, thưa thuyền trưởng!
Sau đó, ông xuống phía khoang buồng lái. Dưới cái thời tiết lạnh cắt da cắt thịt của tháng 11 này, gần như mọi người đều đang ở phòng của họ, sau đó tôi cùng các nhà khoa học cũng trở về phòng của mình. Tầm 11 giờ trưa, có vài người bồi bàn đưa đến cho tôi vài món ăn, hầu hết là các loài cá. Tôi có thể thấy vài miếng cá ngừ và một số loài cá khác, nhỏ là chính, sau khi ăn xong tôi nằm nghỉ trong vòng 30 phút gì đó. Tầm 1 giờ chiều, tôi đi xuống khoang giữa và nghe thấy vài tiếng của thuyền trưởng, hình như ông đang liên lạc với trụ sở Mĩ và cập nhật về chuyến đi này:
- ... À, chúng tôi đang ở 36°61' Bắc và 72°77' Tây rồi, có vẻ thời tiết đang khá tốt, tôi nghĩ sẽ đến hòn đảo ở Bắc Đại Tây Dương sẽ nhanh hơn dự đoán, chắc tầm tối nay là đến được,....
Sau đó, tôi không nghe thêm được bất cứ thông tin nào khác nữa, và rồi tiếng "Píp", có vẻ cuộc trò chuyện đã kết thúc. Tôi đi qua phòng của thuyền trưởng được một đoạn thì ông mở chiếc cửa và quay về phía tôi, ông gọi với:- Tiến sĩ Harold đúng không?
Tôi quay lại và trả lời:- Vâng tôi đây, thưa thuyền trưởng, tôi chỉ đang loanh quanh vài vòng của con tàu này thôi. Xin lỗi vì đã làm phiền buổi trưa của ngài.
Thuyền trưởng chậm rãi tiến về phía tôi và trả lời cùng với một nụ cười tươi tỉnh:
- Tôi cũng có nghỉ chưa bao giờ đâu. Tôi có một số thông tin mới về chuyến hành trình này cho mọi người đây.
- Chuyện gì vậy, thưa thuyền trưởng đáng kính?
- Chúng ta sẽ đi qua một hòn đảo của Bắc Đại Tây Dương, hòn đảo này được một chiếc tàu hàng hải của người Nga đi qua và phát hiện thấy vào năm 1928, nhưng sau đó thì hòn đảo này chưa được bắt gặp lần nào nữa. Lần cuối là những ngư dân phía Nam Mĩ thấy hòn đảo này là năm 1935, hai năm về trước. Thời tiết hiện tại thì khá đẹp, có lẽ chúng ta sẽ cập bến hòn đảo này sớm hơn dự kiến, tầm sáng sớm ngày mai.
- Vâng, thưa thuyền trưởng!
- Ngài có muốn làm quen, biết thêm về một số thủy thủ đoàn của chúng ta không, tiến sĩ?
- Ồ, có chứ!
- Theo tôi, hướng này. Lên boong chính đi!
Đúng là thời tiết lúc đó đang rất đẹp, gió hướng Nam Bắc thồi nhè nhẹ từ hướng xích đạo khiến cho không khí có chút ấm áp hơn thời tiết giá rét này. Tôi lên boong giữa, bên phải tay tôi có thể thấy được là chuyến hành trình, một chiếc bản đồ thế giới khá to được gắn lên chiếc bảng gỗ. Phần phía Nam Mĩ, tôi thấy được một phần đánh dấu X đỏ có nhan đề "Ghost Island" Có lẽ nó là hòn đào mà tôi sắp đến được qua các hướng mà thuyền trưởng đã định sẵn. Cái tên này có lẽ cũng nhờ vào sự thoát ẩn thoát hiện của nó, khiến cho các nhà khoa học đau đầu, tôi cũng đã nghe qua tên hòn đảo này vài lần. Lúc đó, có ba người thủy thủ đang câu cá, họ đang cảm nhận cái nắng ấm áp của một ngày đẹp trời sau cơn bão tối qua, có lẽ vậy. Bọn họ đều trò chuyện vui vẻ bằng tiếp Pháp, có lẽ, theo tôi thì có lẽ họ là các người đồng hương của tôi. Năm 1893, gia đình tôi chuyển từ Pháp sang Mĩ, thủ đô Washington vì bố tôi cũng là một nhà khoa học có tiếng tăm thời đó, nhưng ông đã mất sau 4 năm sau đó vì một căn bệnh hiểm ác.
BẠN ĐANG ĐỌC
The Black Journey
Mystery / ThrillerChuyến Hành Trình Khám Phá Các Vụ Mất Tích Tàu Bí Ẩn Ở Đại Tây Dương Và Địa Trung Hải Mà Không Có Các Công Nghệ Tiên Tiến Sẽ Khó Khăn Ra Sao, Việc Liên Lạc Là 1 Điều Khó Khăn? Các Nhà Khoa Học, Đại Dương Học Cùng Trên Cùng 1 Chiếc Thuyền Sẽ Gặp Các...