Trong khi bên ngoài thành đang náo nhiệt linh đình. Thì bên trong Hậu Cung lại yên ắng đối lập. Tại Cảnh Nhân Cung nơi hoàng hậu Nguyệt Các sống. Trong phòng lại có dáng người hớt hải chạy qua lại. Thì ra là hoàng hậu, nàng đang chuẩn bị hành trang để đi tìm Tâm Đế. Nàng ngồi xuống và tháo chiếc vòng cổ ra. Bên dưới là một chiếc nhẫn trong rất bình thường. Chiếc nhẫn màu trắng bạc bên trên có đính viên ngọc màu hồng nhạt. Đây là tín vật định tình với Tâm Đế. Nó có tên là "Lời Thề Sắc Son". Sở dĩ nó có tên gọi này là vì viên ngọc trên chiếc nhẫn biểu hiện sinh mạng của người trao. Chỉ cần viên ngọc còn phát sáng thì Tâm Đế vẫn còn sống. Nguyệt Hậu giấu chiếc nhẫn này đi không đeo trên tay vì sau sự việc Tâm Đế mất tích lan truyền trong cung. Chứng tỏ có tai mắt ở trong cung nếu chúng biết được sự tồn tại của chiếc nhẫn này. Nàng sợ tính mạng Tâm Đế sẽ gặp nguy hiểm. Nên bao lâu nay nàng đeo nó như một vòng cổ để có thể ẩn bên trong lớp áo. Nguyệt Các nhìn chăm chú vào chiếc nhẫn nhớ lại bao kỷ niệm đẹp ở bên nhau. Từ lúc cả hai trao nhau nhẫn cưới dưới gốc cây Tam Sinh ở thành Sulan cho đến khi hạ sinh được công chúa Sương Thiên.
Ngọc sáng
Người mang
Tình trăng sáng
Ngọc tán
Người tan
Tình khuất ngàn...
Ngọc vẫn sáng thì vẫn còn hy vọng.
Bỗng bên ngoài có tiếng người vọng vào là Sương Thiên công chúa. Công chúa đến vấn an mẫu hậu. Nguyệt Các liền vội vàng cất hành lý đi. Sau khi trò chuyện với con gái. Sương Thiên công chúa lui về cung nghỉ ngơi. Giải thích một chút về việc Nguyệt Các và Sương Thiên vẫn giữ được tước vị như cũ. Đó là ý của Uy Đế, ngài không lập hoàng hậu là để giữ lại tước vị của hai người, sợ họ nếu bị giáng chức sẽ gặp nguy hiểm trong cung. Hiện tại trong cung vẫn còn quá nhiều mối nguy không thể phân định được ai là bạn ai là thù. Chỉ còn cách này là ổn thỏa nhất. Quay lại hiện tại, Hoàng hậu quyết định đêm này nàng sẽ ra ngoài. Đêm nay trong thành yến tiệc linh đình. Quân lính cũng ham vui sẽ lơ là cảnh giác. Nàng bước ra khỏi Điện An Lạc, trước mắt nàng là cánh cửa bước ra ngoài hoàng cung. Nàng thấy lạ khi hôm nay không có ai canh phòng ở đây. Cho dù là bên ngoài có mở tiệc đi chăng nữa thì chắc chắn vẫn phải có người canh phòng vì đây là lối vào duy nhất đến Điện An Lạc. Nhưng nàng không còn thời gian nghĩ nhiều nữa. Bèn chạy thật nhanh ra ngoài. Bỗng có dáng người đứng chặn trước cổng. Đó là Uy Đế, ngài đang chờ sẵn ở đây. Biết được ngày hôm nay Nguyệt Các sẽ ra ngoài cung. Chuyến đi này nguy hiểm tột cùng nên đã chuẩn bị sẵn cho nàng rất nhiều thứ cần thiết. Còn đưa cho nàng một lệnh bài. Dặn dò chỉ cần nàng gặp nguy hiểm hãy đập nát lệnh bài này. Nó chính là thông đạo giúp Uy Đế đến tiếp ứng kịp lúc. Giữ Nguyệt Các và Uy Đế có một mối liên hệ nào đó. Cả hai có cuộc trò chuyện với nhau. Hoá ra Nguyệt Các là em ruột của Uy Đế. Hai người họ bề ngoài là chủ tớ nhưng bên trong họ đối xử với nhau là tình thâm. Uy Đế khi xưa là một người *võ si* (một người mê võ hơn bất cứ thứ gì trên đời) nên đã bế quan tu luyện mà bỏ bên gia đình. Đúng lúc đó cha mẹ mất, ngài lại không thể ở bên để nhìn mặt lần cuối. Lại cũng vì tính mê võ này mà bỏ bê không chăm lo cho đứa em gái của mình. Sau này khi đầu quân cho Tâm Đế, ngài mới gặp lại em gái của mình lúc này đã là cô nương 18 xinh đẹp. Thấy em mình ở bên cạnh một chính nhân quân tử như Tâm Đế. Ngài cũng cảm thấy yên lòng. Cũng giải thích tại sao Uy Đế chưa bao giờ phản bội lại Tâm Đế. Cả hai bước ra khỏi cổng thành men theo con đường dưới chân cầu Sulan. Ở đó có ngựa Uy Đế chuẩn bị sẵn. Cả hai từ biệt nhau sau đó Nguyệt Các phi ngựa thật nhanh về phía Tản Thôn. Trên đường đi có đi ngang qua cây Tam Sinh mắt nàng bỗng nhòe đi, trong đầu vang lên câu thơ:
Người về đâu, về đâu mấy phương
Rượu cạn ly mong nhớ khôn lường
Người về đâu, bỏ lại niềm thương
Những đêm vắng mang lòng tơ vương.
-Chặn đường phía trước của Nguyệt Các sẽ ra sao ? -