Thân em vừa trắng, lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Lớn nhỏ mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.PTT
Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả mượn chiếc bánh trôi để thể hiện vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ trọn phẩm giá của mình. Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hóa, tượng trưng. Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ, chất liệu dân gian là chiếc bánh trôi nước. Loại bánh dân gian xưa được cho là tinh khiết, thường dùng và việc cúng tế. Nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh phụ nữ.
Cả hai đều có vẻ bề ngoài rất đẹp, có phẩm chất cao quý, tương đồng trong cuộc sống, số phận phụ thuộc. Với những từ ngữ đa nghĩa, bài thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc. Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng. Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người. Người phụ nữ, người con gái hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu, hiền hòa
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Với vẻ đẹp hình thể như vậy, đáng lẽ phải có cuộc sống sung sướng, hạnh phúc. Nhưng cuộc đời con người, đặc biệt là với người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh phải chịu bao đắng cay, vất vả:
Bảy nổi ba chìm với nước non
Được cha mẹ sinh ra để làm người nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình. Cuộc đời họ do người khác định đoạt. Cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn, xô đẩy R
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Dù cuộc đời có phũ phàng bất hạnh họ vẫn giữ vẹn phẩm giá tâm hồn cao đẹp của mình
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo và lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều. Hai từ "thân em" được đặt trước chiếc bánh. Chiếc bánh được nhân hóa, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ. nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện đại hiện lên rõ nét hơn.
Từ thoáng chút hài lòng, giọng thơ truyền hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc Ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối lập với vừa trắng lại vừa tròn, tạo sự bất ngờ và tô đậm thêm sự bất hạnh của người phụ nữ.
Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn, cam chịu rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Cuộc đời họ họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn và tay kẻ khác. Thế nhưng mà em vẫn giữ tấm lòng son
Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là sự đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng của tâm hồn con người. Từ "vẫn" thể hiện sự khẳng định, quả quyết vượt lên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn là điều sống còn đối với họ.
Trong xã hội, với ý thức hệ Nho giáo hà khắc như vậy quan niệm Tam tòng tứ đức, trọng nam khinh nữ đã ăn sâu và ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng. Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương đã tạo nên viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của một viên ngọc lấp lánh, nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng về ý thức xã hội bất công, vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.
Bánh trôi nước có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đó là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xã hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh lên tiếng nói của chính mình. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà Chúa thơ Nôm.
BẠN ĐANG ĐỌC
Hồ Xuân Hương
Ficção HistóricaCác tác phẩm tiêu biểu của Hồ Xuân Hương và phân tích thơ Nguồn: Internet