Mọi loại tình cảm trên đời này, thật ra đều là “Hiệu ứng Franklin."
Tác giả: Tử Hiệp LangTiêu đề: Lý do cơ bản cho việc một người yêu một người khác là gì?
Do ngoại hình của đối phương? Phẩm cách của đối phương? Địa vị của đối phương? Danh tiếng của đối phương? Hay tài sản của đối phương?Tất cả đều không phải. Vậy cuối cùng là tại sao?
💟 1. Đầu tiên phải kể đến một câu chuyện nổi tiếng:
Giai đoạn chiến tranh thế giới thứ 2, người Do Thái bị quốc xã Đức đàn áp. Hai người anh em Do Thái đã thảo luận về việc nhờ ai giúp đỡ và ý kiến của bọn họ không giống nhau. Người em trai muốn yêu cầu ngân hàng mà bố của họ đã từng tài trợ giúp đỡ, và ngân hàng ấy cũng đã rất nhiều lần bày tỏ sẽ báo ơn nếu có cơ hội. Người anh lại nhận định rằng, nên tìm sự giúp đỡ của một người thương gia đã từng tài trợ tiền cho gia đình họ khi mới bắt đầu kinh doanh. Không ai chấp nhận ý kiến của ai, vì vậy họ chia nhau ra làm theo ý bản thân và mất liên lạc. Nhiều năm sau, người anh trai – nhận được sự giúp đỡ của thương nhân buôn gỗ trốn đến Nhật Bản, quay về nước tìm em trai mình, phát hiện em trai đã chết ở Auschwitz. Sau đó, người anh đã tìm thấy trong kho lưu trữ của quốc xã Đức về hồ sơ điện thoại báo nơi ẩn náu của em trai mình mà người gọi chính là nhân viên ngân hàng.
Người anh thở dài: “Người đã từng giúp đỡ bạn, đáng tin cậy hơn người bạn từng giúp đỡ.”💟 2. Có một ví dụ cực kì điển hình trong Marketing hiện đại.
Thế kỉ trước, có một nhân viên công ty máy hút bụi ở Mỹ được mệnh danh “quán quân ngành Marketing”.
Trước khi nghỉ hưu, ông nói với tất cả nhân viên khác: “Mấy đứa thật là ngu ngốc, mời gọi mua hàng chỉ biết gõ cửa hỏi: ”Chào bà, có thể cho tôi 3 phút để giới thiệu về sản phẩm của công ty chúng tôi không?” Mỗi lần nói xong, “rầm” một tiếng đóng cửa ngay trước mặt. Mấy đứa nói đây không phải là quấy rối thì là gì? Khách hàng không báo cảnh sát là đã khách khí lắm rồi.” Thế rồi các nhân viên hiếu kỳ hỏi ông: ”Thế ông làm cách nào để giới thiệu sản phẩm cho khách hàng?”. Vị nhân viên già sắp về hưu liền trả lời: ”Tôi sẽ nói, chào bà, tôi là một người bán hàng đi ngang qua đây, khát nước quá. Bà có thể cho tôi xin một cốc nước được không?” Sau đó, tôi có thể vào trong nhà khách hàng và quan sát xung quanh. Rồi trong lúc khách hàng đi rót nước, nói qua loa về chuyện gia đình, rồi nói vài lời về “máy hút bụi” mà tôi quảng bá. Khách hàng không có áp lực, tất nhiên sẽ tiếp lời của tôi rồi. Cứ như thế, tỉ lệ giới thiệu sản phẩm thành công có thể tăng đến 60%. Các nhân viên khác nghe đến đây như tỉnh mộng, vỗ tay khen ngợi vị nhân viên già.
Trong thực tế, trường hợp này có một thuật ngữ tâm lý gọi là “Hiệu ứng Franklin.”
Hiệu ứng này dựa theo một câu nói của Benjamin Franklin – một trong những người thành lập ra nước Mỹ vào thế kỉ 18.Franklin từng nói: “So với người đã được bạn giúp đỡ, những người đã giúp đỡ bạn sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn một lần nữa.” Tại sao ông lại nói vậy? Bởi vì ông đã từng làm một chuyện ảnh hưởng đến tâm lý học thế giới. Câu chuyện như sau: