Chương I. Vô Cùng Tàn Nhẫn, Vô Cùng Yêu Thương
Phương pháp giáo dục giúp con đạt được giấc mơ triệu phú đô-laTìm cuốn sách quý dạy cách yêu con đã bị thất lạcVào những năm 1930 của thế kỷ trước, Leiwi Imas - người cha kính yêu của tôi đã rời khỏi Liên Xô, lưu lạc đến Thượng Hải, Trung Quốc. Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chưa có người Do Thái thứ hai nào ở quê hương tôi đặt chân đến nơi đây.Dựa vào chính tính cách bền bỉ, chịu khó cùng với sự từng trải của một người Do Thái điển hình, cha tôi đã sống trong sung túc, bình an suốt hơn hai mươi năm làm khách trên đất Thượng Hải. Trong mớ ký ức hỗn độn thời thơ ấu, tôi còn nhớ nhà mình ở giữa một cái sân đẹp như vườn hoa, xung quanh là bãi cỏ xanh mướt, phía trên điểm xuyết những bông hoa dại nhỏ xíu. Tôi thường tung tăng hái hoa đuổi bướm cả ngày trong sân và hay đội lên đầu những vòng hoa giống như thiếu nữ Hy Lạp xa xưa. Nền giáo dục pha trộn là những gì tôi được tiếp nhận khi đó. Ở trường, tôi và những người bạn của mình được dạy theo phương pháp giáo dục tiểu học của chủ nghĩa xã hội, tôn thờ chủ nghĩa cộng sản, chúng tôi nói được tiếng phổ thông, tiếng Thượng Hải, thậm chí cả tiếng Tô Bắc. Còn ở nhà, những người tôi tiếp xúc đều là người Do Thái thuộc Hội Liên hiệp người Do Thái, tôi giao tiếp với họ bằng tiếng Anh. Cha tôi thường dạy tôi một số lễ nghi phong tục và tín ngưỡng tôn giáo của quê hương, ông còn dạy tôi tiếng Hebrew cổ.Bức ảnh chụp chung quý giá của hai cha con tôi lúc ông cụ còn sống.Năm tôi mười hai tuổi, cha đột ngột qua đời, tuổi thơ ngọt ngào của tôi bỗng chốc tan biến. Họa vô đơn chí, vì là con cháu của người Do Thái nên tôi không thoát khỏi kiếp nạn "Đại cách mạng văn hóa" năm 1967. Tôi bị người ta đuổi ra khỏi nhà, bị cắt mất mái tóc xoăn tự nhiên, những bức thư do chính phủ Israel gửi tới cũng bị kiểm tra và tịch thu, ngay đến mộ phần của cha ngoài nghĩa trang Cát An, Thanh Phố, tôi cũng không giữ được. Cũng vì "Đại cách mạng văn hóa", tôi chỉ học đến cấp hai rồi buộc phải nghỉ học mưu sinh.Năm 1971, tôi tìm được việc làm bán sức nuôi miệng trong khu xưởng đồng tại Thượng Hải. Dù rất vất vả nhưng tôi vẫn cảm thấy vui vì đã có thể sống được bằng sức lao động của chính mình.Thời gian trôi qua, tôi cũng lấy chồng, sinh con như bao cô gái Trung Quốc khác. Ba đứa con của tôi sinh ra vào cuối những năm 1970, đầu những năm 1980 của thế kỷ XX: Cậu con trai cả là Dĩ Hoa, cậu con trai thứ Huy Huy và cô con gái út là Muội Muội.Đầu thập kỷ 90, Trung Quốc và Israel chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Tôi muốn về thăm Israel, nơi mà lúc sinh thành cha tôi từng ngày đêm mong nhớ. Ngoài ra, tôi còn ấp ủ một suy nghĩ khác, quan điểm giáo dục của người Do Thái vốn được cả thế giới ca tụng, vì vậy, tôi muốn trở về để tìm bí quyết nuôi dạy các con. Khi đó, tôi vừa ly hôn, dù đã trở thành một người vợ thất bại, nhưng tôi muốn làm một người mẹ thành công. Và như thế, tôi dắt díu ba đứa con thơ của mình rời Thượng Hải tới Israel, cả quãng thời gian niên thiếu của bọn trẻ kéo dài hơn mười năm đều diễn ra ở đây.Ngoảnh đầu nhìn lại, tôi vô cùng biết ơn Trung Quốc và Israel, nhờ quãng thời gian tiếp xúc với hai dân tộc có nền văn hóa lâu đời và nổi tiếng yêu thương con cái này mà tôi đã đúc kết được những kinh nghiệm riêng trong phương pháp giáo dục xuyên quốc gia, và hơn hết là hiểu được giá trị đích thực của tình mẫu tử.