1. Cậu con út nhà bá hộ Khương

116 12 6
                                    

Phải dựa vào thực dân mới giàu được, đấy là cách mà người ta nói về địa chủ nào chứ nhà bá hộ Khương ở làng Vạn Phúc thì lại khác. Ông bà Khương cũng vốn là tầng lớp công nông dân mà đi lên. Thời còn trẻ ông Khương còn phải trốn bọn Pháp chạy sang Trung Quốc, cố học lấy một nghề thủ công rồi về lấy vợ, vừa làm ăn vừa phát triển cái nghề dệt lụa đặc trưng của làng Vạn Phúc nay. Cũng nhờ cái nghề ấy mà chẳng mấy chốc ông cũng giàu có : " Âu cũng là nhờ cái bọn đế quốc kia nó thích lụa của mình, chứ thời buổi tây tàu nhố nhăng này thì còn ai có thể bình thản mà nghĩ đến việc may đo đồ mới nữa. " Ông hay nói vậy khi có người khen cái cơ nghiệp của ông.

Ngoài một căn nhà ngói đỏ có cột gỗ chạm trổ, một cái nhà thờ tổ to vừa cho những buổi hội họp bô lão của làng, một ao sen có hiên uống trà gần ruộng lúa của làng thì ông còn có một xưởng lụa nữa. Ở cái tuổi xế chiều đấy ông có mọi thứ mà nhiều người ao ước, ấy thế nhưng ông không lấy vậy mà tự cao, ông đối tốt với người làm, là con người âm thầm hết lòng vì đất nước, vì một ngày độc lập không xa.

Ông có hai cậu con trai và một cô con gái, cả cô và hai cậu đều giỏi giang xinh đẹp, khôi ngô tuấn tú cả : Cô cả đã xuất giá lấy công tử làng bên ngót nghét cũng được hơn 10 năm tuổi đời con gái; cậu trưởng nam cũng đã 26 cái xuân xanh mà chưa vợ, được cái học hiểu rất nhanh, ông Khương đang dự là sẽ lấy vợ cho cậu rồi truyền luôn tất cả công xưởng cho tiếp quản; còn cậu con út nhà bá hộ Khương thì sao? Cậu Thái Hiền là con út nên rất được mẹ cưng chiều, tuy nhiên cậu không vì thế mà lớn lên hư hỏng. Cậu Hiền có chút ham chơi hơn anh, nhưng tốt phúc cũng được sáng dạ, ngoan và lễ phép lắm! Sau mỗi giờ đọc sách, học hành với thầy, cậu lại chạy đi chơi khắp xưởng, khắp làng, không ai là không quen cậu, không ai là không mến cậu.

" Vậy là năm nay cả hai cậu nhà bá hộ Khương đều đến tuổi lấy vợ cả rồi. Nhanh thật đấy cậu nhỉ? "

" A dạ vâng... con để ở đây cho cụ nhé!"

Cậu nô nhà ông Khương đặt bì gạo mới cứng mua ở ngoài chợ về cho bà lão bán rau dưới đất.

" Cảm ơn con! Cụ nhờ con thế này có lỡ dở việc của con không? "

" Không sao đâu ạ, ông bà nhờ con có chút việc vặt ấy mà! Giúp được cụ thì con cứ giúp thôi ạ, con chào cụ con đi. "

Bà cụ gật đầu, thay cho lời chào tới em.

Em là Phạm Khuê, em vốn là trẻ mồ côi bị bọn Pháp nhặt về bán ngoài chợ, may có ông Khương trong một lần đi tỉnh nhìn thấy em thương tình nên mua về cho em làm giúp việc trong nhà. Chẳng mấy chốc mà em cũng đã lớn, bao nhiêu việc lớn nhỏ em đều cáng đáng hết, ông bà Khương thương em lắm! Coi em như ruột thịt trong nhà vậy, em vì thế cũng không phụ lòng ông bà.

Đúng như lời bà lão nói, cậu Hiền năm nay cũng đã đến tuổi đôi mươi, như bao người thường gọi là cái tuổi đẹp nhất để yêu đương. Cậu Hiền trông thế mà cũng biết yêu, cậu thầm thương em Khuê trong nhà - một tình cảm với các cụ là sai trái. Cậu lớn lên với em Khuê từ nhỏ, cậu vẫn nhớ như in cái ngày mà thầy cậu dẫn em về nuôi, em kém cậu một tuổi, em hồi ấy gầy gò, bé lắm! Chỉ cao đến vai cậu thôi! Em đứng khép nép ở cửa, đợi khi nào ông Khương gọi mới rón rén đi vào chào mọi người, em nhát lắm : đó là ấn tượng đầu tiên của cậu về em.

Ngày ấy em còn bé, mới có 5 hay 6 tuổi nên ông bà không bắt em làm việc nặng, chỉ sai em quét nhà, lau bàn, pha trà rửa ấm chén hàng ngày. Thấy em được ông bà nhặt về nuôi, cơm ăn ba bữa nên bọn trẻ con trong làng thấy cũng ghét kinh! Cứ nhằm lúc em mang chén ra cầu ao cọ là chạy ra đánh mắng, cầm bùn đất ném em ngay, em chỉ im lặng.

" Mày chỉ được ông bà thương hại thôi, đừng có tưởng thế mà vênh váo! "

Bọn chúng bắt nạt em được dăm hôm thì cậu Hiền để ý, cứ hết giờ học chiều cậu đi ra ngoài chơi là thấy em bê rổ ấm chén vào, người lấm lem bùn đất, cậu có hỏi nhưng em không dám nói. Thế là một hôm nọ cậu Hiền trốn đọc sách lén đi theo em, vốn sẵn máu nghĩa hiệp, thấy em bị bắt nạt liền xông vào đấm chúng nó túi bụi, bọn trẻ kia vừa bị đánh, vừa hoảng hồn khi nhìn thấy con nhà bá hộ cũng sụt sịt khóc xin lỗi em rồi co giò chạy mất.

" Sao em bị đánh mà không nói cậu? Để cậu đánh chúng nó cho em. " Cu con còn quay sang trách em.

" ... Em không dám phiền cậu đâu... A! "

" Em ngốc lắm! " Thái Hiền cốc vào đầu em. " Có gì cứ bảo cậu, cậu sẽ bảo vệ em, rõ chưa? "

Rồi cậu giơ ngón út lên, Khuê chỉ nắm gấu áo nhìn cậu không hiểu gì. Thái Hiền thấy vậy thì kéo tay em lại, quặp chặt ngón út của em.

" Cái này là móc ngoéo, làm cái này nghĩa là lời hứa với nhau, em hiểu chưa? "

Phạm Khuê chỉ gạt nước mắt rồi gật đầu. Hiền tưởng đâu làm việc nghĩa hiệp là sẽ được khen, nào ngờ vừa rón rén dắt em về đã bị thầy u lôi ra đánh đít vì tội trốn học đi đánh nhau, làm bẩn hết quần áo. Thấy cậu bị ông bà quở phạt, khóc bù lu bù loa nên em vội chạy vào xin ông bà tha cho cậu : " Là do con bị bắt nạt, cậu Hiền giúp con đấy! Ông bà đừng mắng cậu, là lỗi của con ạ! ". Ông bà Khương cũng chỉ còn cách nhìn nhau ngán ngẩm rồi tạm tha, chỉ sợ thằng con mình lớn lên thành đầu đường xó chợ, đi đánh nhau thì chết!

Những dịp lễ tết nhà có nhiều người làm, cậu Hiền hay dẫn em đi khắp làng, cùng làm lành với dám trẻ con ấy, cậu dẫn em đi tham quan xưởng dệt, chỉ cho em cách chơi diều sáo, dạy em đọc chữ, cùng em bày cây đào, cây mai, cùng em lớn lên từng ngày. Em nhờ có cậu mà cười nhiều hơn, cũng cởi mở hơn với mọi người... Cậu thương thầm em từ thuở ấy, từ thuở còn hồn nhiên ngây thơ.

________________________________________

Tôi tự viết tự chết trong sự dth của hai đứa trẻ con này, cảm ơn mn đã đọc nhé ạ! Cả nhà cứ bình luận nhiều vào, em thích lắm.

15/2/2024    10:34PM

[Taegyu] Tình ca tình taNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ