Chap 5 Chuyện cũ năm xưa : Lên ngôi

70 6 5
                                    


Tôi ngán ngẩm nửa nằm nửa ngồi lười biếng trên chiếc sập được kê trong vườn, điện Tử Hoa so với điện Trường Xuân nói gần cũng không gần, nói xa cũng không hẳn là xa, xa hoa lộng lẫy cũng chẳng phải, so với bản thân tôi thì nơi đây có lẽ là vừa đủ, không quá ồn ào cũng lại chẳng quá là yên tĩnh, đủ để tôi làm một vị hoàng hậu an nhàn.
Tôi bị nhốt trong điện Tử Hoa cũng đã ba tháng,  trở về Hoa Lư cũng đã 4 tháng, nghe nói đoạn kênh mới trên biển đã được làm xong, lần này ngoài đoạn kênh trên biển chúa thượng còn lệnh cho đám Cự Lạng, Trịnh tú và Tử An theo lệnh đào thêm kênh rạch, sông ngòi, đê điều để phát triển mạng lưới đường thủy và phát triển nông nghiệp.
Dù sao Đại Cồ Việt ngàn đời nay đều sống nhờ việc trồng lúa, năm ngoái ngoài việc đối phó với ngoại bang là Chiêm Thành, mấy năm trước cũng vừa giao tranh với nhà Tống đời sống của nhân dân tất nhiên cũng chưa kịp cải thiện trồng trọt, chăn nuôi gì lại còn bị một năm đói to.
Lại nói việc Lê Hoàn cho đào sông, làm đê này không chỉ thuận tiện cho việc giao thông trên thủy mà còn giúp việc dẫn nước vào các ruộng thuận lợi hơn nên dù trải qua một năm mất mùa đói to nhưng lòng dân vẫn vô cùng hưởng ứng, không chỉ  góp của, góp sức người tôi cũng cảm thấy mừng cho ngài.
Tôi vừa nằm vừa suy nghĩ ngẩn ngơ về mấy tin gần đây nghe được, lại thầm nghĩ chuyện đào sông lần này chúa thượng giao cho Cự Lạng, Trịnh Tú và Tử An cùng làm  có lẽ người cũng đã phần nào buông được nghi kỵ  đối với huynh ấy, bản thân tôi cũng nhẹ nhõm hơn đôi phần, vừa nằm lười biếng phơi nắng lại vừa nhấp một ngụm rượu hoa lê khiến tôi cũng cảm thấy có chút ngà ngà say.
Lần đánh Chiêm Thành này kéo dài một năm lại là sau khi nước ta vừa chống Tống thành công quả nhiên là một bước cờ chính trị hoàn hảo để Đại Cồ Việt có thể tỏ rõ lập trường với các nước láng giềng nước tôi tuy nhỏ nhưng chỉ cần có ngoại bang dám đặt chân lên mảnh đất Đại Cồ Việt thì kết cục cũng chỉ có bại, giống như câu thơ ngày ấy Lê Hoàn đọc trước toàn quân  trong trận đánh chống Tống trước trận Bạch Đằng và Bình Lỗ.
“ Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư,
Tuyệt Nhiên Định Phận Tại Thiên Thư.
Như Hà Nghịch Lỗ Lai Xâm Phạm,
Nhữ Đẳng Hành Khan Thủ Bại Thư”.
Lời thơ uy dũng như lời sấm truyền khiến cho bản thân tôi và binh lính đều hừng hực tinh thân chiến đấu, những ký ức hào hùng đó giống như thủy triều ùa về bộ não bé nhỏ của tôi trong một chiều đã chếnh choáng say.
—---
Tiên Hoàng hoăng đã gần nửa năm, Lê Hoàn từ biên cương phía nam nhận được tin dữ vội trở một phần là giúp mẹ con Dương Hậu ổn định triều chính, một phần là phò tá Đinh Toàn lên ngôi thuận lợi, mất nửa năm ổn định thế cục trong triều, những âm mưu toan tính cùng các cuộc đấu đá của các thế lực trong triều vẫn không hề dừng lại đặc biệt là khi Lê Hoàn được phong là Phó Vương nhiếp chính, thiên tử trong dụng là điều đe dọa vô cùng lớn đối với một số thế lực trong triều như Nguyễn Bặc, Đinh Điền, những người xuất thân từ Động Hoa Lư theo Tiên Hoàng từ thời còn trẻ.
Tình hình khi đó của Đại Cồ Việt phải nói không khác gì ngàn cân treo sợi tóc, trong thì nội bộ lục đục, ngoài thì giặc phương Bắc nhăm nhe bờ cõi. Đặc biệt khi nhà Tống hay tin Tiên Hoàng qua đời liền đem chiếu muốn mẹ con Dương Hậu vào hầu nhà Tống, một mặt là hiếu hoà với nhà Tống, mặt khác lại muốn đem bọn họ giữ làm con tin, nhân lúc nước Nam ta rối loạn mà xâm lăng.
Tháng 6 Tri Ung Châu nhà Tống là thái thường bác sĩ Hầu Nhân Bảo tâu với vua Tống tình hình rối ren của nước ta, lại có thêm Lư Đa Tốn bên cạnh thổi gió nhà Tống liền cho Hầu Nhân Bảo âm thầm chiêu binh đem 3 vạn quân Tống tràn sang với ý định đánh úp Đại Cồ Việt.
Mùa thu tháng 7, Đinh Mùi , nhà Tống lấy Hầu Nhân Bảo làm Giao Châu lục lộ là tổng chỉ Huy theo đường thủy, Tôn Toàn Hưng  làm phó Tướng theo đường bộ cùng các tướng Hác Thủ Tuấn, Tràm Khâm Tộ… chia làm bốn hướng hẹn ngày tụ họp đồng loạt xâm lược nước ta.
Các tù trưởng, tướng trấn thủ các châu vùng biên và Lạng Châu nghe tin quân Tống sắp kéo sáng liền làm tờ tấu báo về Hoa Lư, tình thế cấp bách trong thì vừa diệt Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp triều đình ổn định chưa bao lâu, thái hậu liền sai Lê Hoàn điểm binh đánh giặc.
Ngày đó chiến sự căng thẳng dù đã chiêu hàng được Lưu Cơ  và Trịnh Tú nhưng tôi hiểu rõ đám người dưới trướng  Lê Hoàn và chính bản thân y cũng không dám thật sự tin tưởng  hai người bọn họ, nhưng giây phút này chúng tôi lại cần hai người bọn họ cùng tác chiến, một phần cũng vì chút tâm tư nhỏ của tôi là muốn giữ lại mạng của hai người.
—---
Ngày đó Lê Hoàn đứng trong đình Vọng Nguyệt, ánh trăng soi rõ nửa khuôn mặt của y , tôi không rõ biểu cảm trên khuôn mặt ngài, chỉ cảm nhận được đôi mắt sắc bén của ngài đang nhìn về phía này.
Tôi liền tiến lại gần đình Vọng Nguyệt “ Chúa thượng, đang có tâm sự sao?” - Tôi lên tiếng nói.
Lê Hoàn không đáp, chỉ lẳng lặng nhìn ánh trăng dưới mặt hồ, đôi mắt ngài như mặt hồ này vậy tĩnh lặng nhưng lại sâu không thấy đáy.
“ Chuyện sáng nay ở trên điện là kế hoạch của quận chúa”- ngài nhàn nhạt nói, nhưng cũng không nhìn tôi lấy một cái.
Sáng nay  trên điện Lê Hoàn đã xin ấu chúa cho Phạm Cự Lạng dẫn quân tiên phong đánh lại quân Tống, mà trước giờ xuất quân Cự Lạng lại đem kiếm xông vào điện Trường Xuân, trước ba quân và văn võ bá quan y đã dõng dạc mà nói rằng:
"Có công thì thưởng, có tội thì phạt là lẽ dùng binh. Bây giờ quân giặc sắp vào cõi mà chúa thượng hãy còn thơ ấu, chúng ta có chút công trạng thì ai biết cho... Chẳng bằng nay ta tôn Thập Đạo Tướng quân lên ngôi Thiên tử đã, rồi sau sẽ xuất quân." - Quân sĩ khi đó nghe xong đều quỳ xuống tán đồng mà hô vạn tuế.
Lê Hoàn khi đó tất nhiên là tức giận vô cùng nhưng trước thế cờ này ngài tiếng không được lùi cũng không xong, quan văn võ trong triều cũng đồng lòng mà quỳ xuống suy tôn ngài lên ngôi vua, thay ấu chúa gánh vác nghiệp lớn.
Tôi khẽ liếc nhìn vị thái hậu trong rèm, nàng khẽ ôm lấy Đinh Toàn, kêu người đưa ấu chúa vào trong sau đó liền đem long bào của tiên đế khoác lên người Lê Hoàn, nàng cúi người nói “ Ta trước thuận mệnh trời, dưới chiều lòng quân mong Phó Vương lên ngôi hoàng đến Đại Cồ Việt” - nàng vừa nói vừa quỳ xuống hành lễ, quần thần phía sau cũng liền đồng loạt quỳ xuống nói “ Mong phó vương lên ngôi”.
Lê Hoàn nhìn Dương hậu lại nhìn quần thần phía sau khuôn mặt lộ rõ vẻ khó xử, ngài muốn đỡ Dương hậu đứng lên, nàng ấy liền khước từ sau đó lại nói “ Mong tướng quân lên ngôi vua nước Đại Cồ Việt” - vừa nói vừa hành lễ, quan quân phía sau lưng cùng một lần nữa quỳ rạp hô lớn “ Chúa thượng vạn tuế, vạn tuế”. Lê Hoàn nhìn thấy sự đồng lòng của bọn họ ánh mắt liếc qua chỗ tôi một chút sau đó liền hạ quyết tâm bước lên trước long ỷ, phất mạnh long bào rồi ngồi xuống cả điện Trường Xuân khi ấy đều hô vang 2 tiếng “ vạn tuế, vạn tuế”.
Tôi cũng không đáp lại chỉ cũng nhìn về mặt hồ trước mắt, cơn gió cuối hạ thổi ua mang theo hương hoa nhè nhẹ, hai chúng tôi đều không nói gì chỉ lẳng lặng nhìn mặt hồ, Lê Hoàn cũng không ép tôi nói, dù gì cũng đã lấy nhau gần chục năm có những chuyện cả hai đều hiểu rõ, im lặng có lẽ là cách trả lời tốt nhất.
Mùa thu năm ấy Lê Hoàn lên ngôi lấy hiệu là Thiên Phúc năm thứ nhất, Đinh Toàn làm Vệ Vương, Dương Thái hậu và Vệ vương vẫn ở điện Quỳnh Hoa mà năm đó Tiên hoàng ban cho nàng.
Nhà Tống biết chuyện thì đem chiếu sang trách quở muốn Lê Hoàn đem mẹ con Toàn vào hầu nhà Tống thì sẽ tha cho Đại Cồ Việt một phen,  nhưng Lê Hoàn là ai, Dương hậu là ai không cần nói cũng biết chuyện đó tất nhiên sẽ không xảy ra. Vì ậy sau khi dùng kế hoãn binh với sứ thần, ngài cũng ngay lập tức chỉnh đốn quân ngũ tự phong mình làm tướng thân chinh đánh giặc.
Phạm Cự Lạng làm đại tướng tiên phong, Khuông Việt làm quân sư, Hồng Hiến làm giám thủ trấn giữ hoàng thành cùng các tướng lĩnh dưới trướng Lê Long Kính, Lê Thái Như, Từ Mục, Ngô Tử An, Lữ Lang, Đào Công Mỹ, Trần Công Ích…chia quân thành các đạo theo các đường thủy bộ, chặn đầu chống giặc.

Lương Thì ( Cảm hứng lịch sử - thời Đinh - Tiền Lê )Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ