*
(1). Kiến tính: Thuật ngữ Phật giáo, tức là nhìn rõ cái tính chân thật của bản thân.
(2). Trích từ Cảnh Đức truyền đăng lục do Thiền sư Đạo Nguyên biên soạn vào thời Tống.
(3). Trích bài thơ Điểu minh giản (Chim hót trong khe) thuộc tập thơ Hoàng Phủ Nhạc Vân Khê tạp đề kỳ 1 của Vương Duy, một nhà thơ tinh thông Phật học thời Thịnh Đường.
(4). Trích bài thơ Sơn cư thu minh (Đêm thu ở núi) của Vương Duy.
(5). Trích bài thơ Chung Nam biệt nghiệp (Nhà riêng ở Chung Nam) của Vương Duy.
(6). Bát nhã là một khái niệm của nhà Phật, nghĩa là trí tuệ thâm sâu đạt được bằng cách xoá bỏ sự u mê phát sinh từ lòng phân biệt của chúng sinh.
____________
Thiền là gì? Là tăng khách nhóm lửa đun trà, là tiều phu leo núi đốn củi, là người phụ nữ bình thường giặt lụa ở suối rừng, là ông lão câu cá trên sông tuyết, là mục đồng chăn trâu ngắm mây trắng. Là mỗi sớm mỗi chiều trong thời gian, là từng cành cây ngọn cỏ trong cõi phàm, là từng giọt nước từng hạt bụi giữa núi sông.
Luôn có người nói: Tại sao văn chương của cô lại lược bỏ câu chuyện phồn hoa, tình người ấm lạnh mà chỉ giữ lại cỏ cây đơn sơ, thanh khiết, núi sông tao nhã? Thực ra vạn vật chúng sinh đều có tình cảm, khô héo sinh tử đều đã có số kiếp. Thế sự vốn dĩ mộc mạc sạch sẽ, vì lòng người bất định đổi thay nên mới có tranh chấp và phiền não.
Mỗi một người sinh ra đều mang theo một cuốn sổ nhân quả. Những việc bạn làm ở kiếp này bất luận là thiện hay ác đều được ghi lại trong đó. Đợi một ngày bạn ra đi, nó cũng đi theo bạn. Nhân của kiếp trước là quả của kiếp này, nhân của kiếp này lại là quả của kiếp sau. Cuộc đời nhìn tưởng chừng tầm thường lại ẩn chứa vô số thiên cơ.Có người hỏi: Dốc lòng tu đạo có tiêu trừ được nghiệp chướng của quá khứ hay không? Nhà sư đáp: Chưa kiến tính (1) thì con người chưa trừ bỏ được nghiệp chướng, nếu có thể kiến tính thì con người giống như mặt trời soi tỏ sương tuyết. Người đã kiến tính giống như cỏ dại trông chờ núi Tu Di, chỉ dùng ngọn lửa của một ngôi sao. Nghiệp chướng như cỏ dại, trí tuệ như lửa (2). Đâu đâu của hồng trần cũng đều là đạo tràng, năm tháng tựa như bồ đề, dùng thời gian của một đời để tu hành sẽ làm sáng rõ bản tâm, nhìn thấu bản thính, từ bi hỷ lạc.
Từ xưa tới nay, người tu Phật ngộ đạo đều hòa hợp với non nước thiên nhiên. Nhìn có vẻ như tránh xa trần thế, không nhiễm khói lửa nhân gian nhưng lai hòa trong một bối cảnh đặc biệt, vạn vật sinh linh. Về sau mỗi lời nói mỗi hành vi, mỗi chén trà mỗi bữa cơm, đều thấy thiền lý.
Thơ của Vương Duy thời Đường thanh tân linh hoạt, thấu ngộ thiền ý.
Người nhàn hoa quế rụng,
Đêm vắng núi xuân quạnh (3);
Trăng sáng chiếu tán tùng,
Suối trong chảy trên đá (4);
Đi đến nơi nước tận,
Ngồi ngắm mây bay lên (5).
BẠN ĐANG ĐỌC
𝑽𝒊̣ 𝑻𝒉𝒐̛̀𝒊 𝑮𝒊𝒂𝒏 - 𝐵𝑎̣𝑐ℎ 𝐿𝑎̣𝑐 𝑀𝑎𝑖
Random"Cõi đời như một giấc mộng mây nước, còn chúng ta là những kẻ nằm mộng, trôi bồng bềnh trên dòng sông ngàn năm, ngắm nhìn phong cảnh nước chảy hoa trôi. Có một ngày già đi, không chốn nương tựa, ta sẽ chèo con thuyền mỏi mệt quay về, trở lại nhà xưa...