Phiên Ngoại Dân Quốc

383 53 10
                                    

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Cre idea: liyu618Warning: trừ đoạn đầu tiên là chính sử còn lại đều là tưởng tượng của tác giả

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Cre idea: liyu618
Warning: trừ đoạn đầu tiên là chính sử còn lại đều là tưởng tượng của tác giả.

⋆。゚☁︎。⋆。 ゚☾ ゚。⋆

Năm 1931, quân đội Nhật dựng lên sự kiện Phụng Thiên sau đó tiến hành một cuộc xâm lược quy mô lớn vào Mãn Châu. Bảo tàng Cố Cung lo sợ xảy ra chuyện ảnh hưởng đến các văn vật nên đã tiến hành một cuộc di tản lâu dài. Các văn vật gồm nhiều thứ như đồ gốm, ngọc bích, thư pháp, tranh và các đồ vật khác. Với nguy cơ người Nhật đang tiến vào Bắc Kinh đang cận kề, bảo tàng đã quyết định bắt đầu hành trình di tản văn vật về phía Nam, với đích đến là Thượng Hải.

Người Nhật không biết từ đâu nhận được tin tức về lần vẩn chuyển này, một đội quân nhỏ người Nhật cầm đầu là tướng Nakashima được bí mật cử đi theo dõi. Sau khi đến Thượng Hải, đoàn di tản nhận được lời xin mượn văn vật để nghiên cứu của trường đại học Hoàn Dương. Vì nể kính nể danh tiếng của hiệu trưởng trường, bên quản lý đã đồng ý cho mượn một thùng văn vật trong vòng hai ngày. Sáng nay khi nhận được tin Hầu Minh Hạo vội vàng thay đồ đến phòng nghiên cứu. Văn vật từ Cố Cung không phải thứ nói muốn mượn là mượn nên cậu phải tranh thủ khoảng thời gian ngắn ngủi này để nghiên cứu kĩ. Hầu Minh Hạo là một giáo sư trẻ được đích thân hiệu trưởng mời đến sau khi cậu về Trung Quốc. Lúc cậu đến người bên đoàn vận chuyển đã mang đồ đến. Một chiếc hòm gỗ được lót giấy ướt và đệm bông bên trong đựng các món đồ quý giá. Mấy bức tranh thủy mặc, một vài chiếc bát vàng, cùng một miếng ngọc bội.

Như bị thu hút, Hầu Minh Hạo chăm chú nhìn nó từ lúc nó được mang ra khỏi hòm. Miếng ngọc bội màu xanh lam với hoạ tiết vân mây được chạm nổi, kết hợp với một chữ Quân được khắc ở mặt sau. Cậu tò mò nên tìm người hỏi về nguồn gốc của miếng ngọc bội này. Người bên bảo tàng nói đó là một món đồ được đào ra từ một ngôi mộ vô danh dưới chân núi Cô Tô. Miếng ngọc bội này đã được tặng cho giám đốc bảo tàng không lâu về trước. Ngón tay cậu lướt trên chữ Quân ở mặt sau, cảm giác thân thuộc cứ như trước đây cậu đã từng chạm vào nó. Cậu lại hỏi chủ nhân ngôi mộ tên Quân sao thì nhận được câu trả lời không phải. Chủ nhân ngôi mộ là một nam nhân tên Diệp Đỉnh Chi, không rõ niên đại của ngôi mộ đó là bao nhiêu năm. Dù biết đây là món đồ có thể có độ tuổi lên đến hàng ngàn năm, nhưng Hầu Minh Hạo vẫn không nén được cảm giác thân quen.

[Diệp Bách] Dàn thiếu ca xem về quá khứ của Bách Lý Đông Quân Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ