Câu 6: TTHCM về phẩm chất của người VN

108 0 0
                                    

1. Trung với nước, hiếu với dân

Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa mỗi người với đất nước, với nhân dân, với dân

tộc là mối quan hệ lớn nhất. Trung, hiếu là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất, bao trùm nhất.

Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương

Đông, xong có nội dung hạn hẹp. “Trung với vua, hiếu với cha mẹ”, phản ánh bổn phận của dân

đối với vua, con đối với cha mẹ. Hồ Chí Minh đã vận dụng và đưa vào nội dung mới. Hồ Chí

Minh đã kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống và vượt trội. Trung với nước là trung thành

với sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Nước là của dân, còn nhân dân là chủ của đất nước. “Bao

nhiêu quyền hạn đều của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân”. Đây là chuẩn mực đạo đức có ý

nghĩa quan trọng hàng đầu.

Trung với nước, hiếu với dân là suốt một đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì

CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh

thắng. Bác vừa kêu gọi hành động vừa định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam.

Đối với cán bộ đảng viên phải suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, đó là điều chủ chốt

của đạo đức cách mạng. Phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với dân, phải tận trung, tận hiếu,

thì mới xứng đáng vừa là đầy tớ trung thành, vừa là người lãnh đạo của dân, dân là đối tượng để

phục vụ hết lòng. Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí

để dân hiểu được quyền và trách nhiệm của người chủ đất nước.

Nội dung chủ yếu của trung với nước là:

-Đặt lợi ích của Đảng, của tổ quốc, của cách mạng lên trên hết.

- Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng.

- Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Nội dung của hiếu với dân là:

- Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân.

- Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện tốt đường lối chính

sách của Đảng và Nhà nước.

- Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

- Cần là lao động cần cù, siêng năng, lao động có kế hoạch, sáng tạo năng suất cao; lao động với

tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Lao động là nghĩa vụ

Câu 6: TTHCM về phẩm chất của người VNNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ