1. các lĩnh vực của bệnh cây có thể áp dụng CNSH
Bệnh cây học (phytopathology = plant patho logy) nghiên cứu 4 lĩnh vực chính:
1. Tác nhân gây bệnh (pathogens): nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, phân loại, di truyền, tiến hóa của tác nhân gây bệnh.
2. Tương tác giữa tác nhân gây bệnh và cây ký chủ (plant-pathogen interaction): nghiên cứu cơ chế tấn công của tác nhân gây bệnh và cơ chế phòng thủ của cây, hậu quả của mối tương tác này đối với cây (các biến đổi cấu trúc và chức năng của tế bào và mô cây bị bệnh).
3. Dịch bệnh học (phytopathological epidemiology): nghiên cứu động thái phát triển của bệnh cây theo không gian và thời gian, các yếu tố của cây ký chủ, môi trường , tác nhân gây bệnh và con người ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của bệnh.
4. Phòng chống: nghiên cứu các nguyên lý phòng chống, các biện pháp phòng chống.
2. đối tượng NC và ranh giới của di truyền quần thể, phả hệ học;
Di truyền quần thể nghiên cứu các quá trình vi tiến hóa (microevolution) xảy ra trong loài nhằm giải thích sự phân bố biến dị di truyền bên trong các quần thể hoặc giữa các quần thể của cùng loài. Phả hệ học nghiên cứu các quá trình đại tiến hóa (macroevolution) xảy ra trong loài nhằm giải thích mối quan hệ phả hệ (quan hệ tổ tiên – con cháu) dẫn tới sự phân bố của loài hiện tại theo không gian và thời gian
Phả hệ học và di truyền quần thể sử dụng các các công cụ phân tích di truyền khác nhau. Phân tích phả hệ sử dụng các đặc điểm đặc trưng cho loài nhằm xác định các đơn vị phân loại dựa trên 2 phương pháp là phương pháp phân nhánh (cladistics) và phương pháp kiểu hình (phenetics). Di truyền quần thể sử dụng các tần số allele tại các vị trí đa hình (polymorphic loci) nhằm xác định cấu trúc di truyền và ranh giới quần thể. Cả 2 lĩnh vực nghiên cứu trên đều nhằm làm sáng tỏ quá trình dẫn tới thành phần quần thể và loài hiện tại
3. khái niệm và hậu quả của đột biến (tần số đột biến chung)
Đột biến là 1 thay đổi trong DNA ở một locus nào đó của sinh vật
- Đột biến là một lực tiến hóa yếu để có thể làm thay đổi tần số allele nhưng là một lực tiến hóa mạnh để tạo ra một allele mới. Đột biến là nguồn chủ yếu để tạo thành các allele mới trong quần thể tác nhân gây bệnh. Do vậy, đột biến cũng cũng là nguồn chủ yếu để tạo thành các allele mới có khả năng tạo ra các kiểu gen mới của một tác nhân gây bệnh
- Đột biến đóng một vai trò quan trọng trong tiến hóa. Nguồn chủ yếu các biến dị di truyền là đôt biến. Đột biến quan trọng vì là bước đầu tiên của tiến hóa khi nó tạo ra các trình tự DNA mới cho môt gene
- Đối với tác nhân gây bênh có mối quan hệ gene-đối-gene đối với cây thì chúng ta đặc biệt quan tâm tới các đột biến làm tác nhân gây bệnh chuyển từ tính không độc sang tính độc vì đây là các đột biến dẫn tới mất tính kháng di truyền của cây ở cả hệ sinh thái nông nhiệp và hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên các đột biến làm tác nhân gây bệnh chuyển từ trạng thái mẫn cảm thuốc sang trạng thái kháng thuốc cũng quan trọng trong hệ sinh thái nông nghiệp vì chúng ảnh hưởng tới tính thích nghi của tác nhân gây bệnh.