Học tập

141 7 11
                                    

Ai cũng có một thời gắn bó với bảng đen, áo trắng với những kỷ niệm đẹp bên thầy cô, bạn bè. Và đó cũng là lúc cha mẹ cho rằng con phải cố gắng, thật cố gắng học tập.

Nhưng tôi đã không làm đựơc như thế. Đến bây giờ tôi vẫn có suy nghĩ thời học sinh tươi đẹp mà tất cả đều xoay quanh bài vở thì thật không đáng.

Tôi bíêt, nhiều người như tôi sinh ra không có một cái đầu thông minh, một thái độ tích cực học tập. Và cả một đức tính chăm chỉ cần có. Vì thế thành tích lẫn điểm số của tôi đều không có gì đặc biệt. Trầm trầm, bình bình, không giỏi mà cũng chả dốt, khá cứng thì còn lâu mới với tới mà trung bình lại hơi hạ thấp.

Nhiều năm trứơc khi tôi còn học cấp 2 tôi đã rất ngưỡng mộ những người có tư duy nhanh nhạy. Tôi cảm thấy vịêc học tập đối với họ thật dễ dàng, không khó để tiếp thu kiến thức mới càng không phải vã mồ hôi mới vận dụng đựơc như tôi. Đối với những đứa bạn chăm chỉ, tôi lại thấy họ đang sai lầm. Sao phải cố gắng trong khi IQ các cậu vốn đã kém hơn người ta rồi?

Một điều không thể phủ nhận là vịêc học phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn của giáo viên. Nói vậy không có nghiã tôi chê bai những người có trình độ chuyên môn thấp. Nhưng cái đó không quan trọng, cái học sinh cần là một giáo viên tốt. Giáo viên tốt là giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách dễ hiểu, dễ nhớ nhất. Tôi đã từng gặp được kha khá giáo viên như thế. Giáo viên Tíêng Anh với Body Language khiến tôi tiếp thu rất nhanh và về ngà chảeng cần học bài. Giáo viên Tóan cấp 2 lại khiến tôi hiểu bài trong suốt một thou gian dài. Nhưng giáo viên Văn mới là người tôi khâm phục nhất. Một người có vốn từ phong phú, một lượng kiến thức không nhỏ và một giông nói dễ nghe khiến tôi không ngừng cảm thán.

Thực ra bản thân tôi luôn quan niệm. Học hành giỏi hay không giỏi không thành vấn đề. Cái đó nhiều khi có cố cũng chưa thành công. Nhưng bạn bè, cha mẹ lại không nghĩ thế. Một vài người vạn trong lớp tôi lao vào học như điên. Họ coi kết quả, đỉêm số giống như sinh mạng mình vậy, liều mạng vì nó. Họ bật khóc khi không đạt đựơc thánh tích mình muốn, họ bực bội khi không vượt qua đối thủ... Còn cha mẹ khỏi nói ai cũng biết họ coi thành tích là thước đo. Bằng khen là minh chứng cho vịêc con cái họ giỏi giang hay dốt nát, chăm chỉ hay lười biếng.

Đành rằng mỗi người có một suy nghĩ riêng, thế hệ trẻ và những người có tuổi lại là một khoảng cách lớn. Nhưng tôi vẫn không tán thành ý kiến của họ. Đâu phải học tập không tốt là lười biếng, học không giỏi thì không thể thành công, không thể có vị thế trên người khác trong xã hội không thể khiến gia đình nở mày nở mặt? Tôi đã mang quan niệm này suốt những năm tháng học trò. Điều này khiến ít khi tôi chịu chăm chỉ vào sách vở đó là nguyên do chính cho thành tích không bao gìơ cao lên đựơc của tôi.

Nhưng sau này thực tế cuộc sống giúp tôi hiểu đựơc nhiều điều. N eu bạn có một tấm bằng giỏi, một học bạ đẹp đẽ thì ít nhất bạn sẽ tự tin hơn phần lớn mọi người. Một số gia đình có điều kiện thì thành tích tốt trong học tập lại trở thành chiếc cầu nối đến một tương lai với công việc và mức lương cao ngất cho con cái họ. Hơn nữa mặc dù chương trình giáo dục không ra gì nhưng ít nhất thì những gì có trong sách vở không hoàn toàn bỏ xa thực tại. Nó vẫn có mối liên kết chặt chẽ mà. Tóm lại nếu có thể thì đừng như tôi ít nhất bạn hãy có một tấm bằng để đảm bảo cho bản thân và tương lai của mình.

Một chuỵên khá mà tôi cho là khá thú vị ở đây là môn tự nhiên và môn xã hội. Nghe tên gọi đã thấy chúng có sự khác biệt rồi. Môn tự nhiên giúp ta đơn giản hóa nhiều vấn đề phức tạp. Ngựơc lại môn tư nhiên lại giúp ta phức tạp hóa những văn bản, sự kiện tướng như đơn giản. Nó rèn cho ta cách tư duy từ hai phiá. Nhưng phần lớn học sinh đều không đáp ứng đựơc yêu cầu này. Chúng có hai con đường:

1. Giỏi tự nhiên= dốt xã hội

2. Giỏi xã hội = kém tự nhiên

Dường như điều này đã trở thành quy luật. Đương nhiên là có con đường thứ 3, giỏi cả tự nhiên và xã hội, theo cách nghĩ của tôi khi ấy thì những đứa này đều không phải người, chúng là quái vật. Tôi không tài nào hiểu chúng nó lại có thể giỏi cả hai phân môn như thế.

Và một lẽ đương nhiên là thấy cô sẽ luôn ưu ái những đứa giỏi tự nhiên hơn. Còn những đứa học tốt xã hội sẽ chỉ đựơc cân nhắc cho vịêc chép sổ điểm, viết sổ đầu bài, làm thư kí hay một vài vịêc liên quan đến chữ và chữ khác. Tôi nghĩ sự khác nhau này phần lớn là do mọi người quan niệm. Môn tự nhiên luôn "đỉnh" hơn môn xã hội. Tóan, Lý, Hóa luôn đứng ở một vị thế cao hơn Văn, Sử, Địa. Thầy giáo dạy Văn của tôi từng nói: " Môn Văn của chúng ta đang dần khẳng định mình trong tương lai". Tôi nghĩ chuyên đó còn xa lắm, thầy à.

Thực tế là như vậy. Bạn sẽ vui mừng bao nhiêu khi bạn thấy nó giỏi Tóan nhưng nếu nó nói con muốn học Văn bạn sẽ ỉu xìu ngay lập tức. Phần lớn học sinh kêu Tóan Học khó nhăn răng và Ngữ Văn như một môn học chém gío.

Đó là lý do tại sao lượng học sinh thi hai khối A, B lại lớn hơn nhiều so với khối C, D. Nếu bạn hỏi tôi cách nào để khắc phục tình trạng này? Xin lỗi tôi không phải Bộ trưởng Bộ Giáo Dục.

Dù gì những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường hãy học hành cẩn thận chút. Bởi bạn sẽ bất ngờ bởi những lợi ích nó đem lại đấy.Và tôi phải khuyên bạn một điều hãy quý trọng nó, không thời gian còn là học sinh, sinh viên. Bởi hoài niệm sẽ là những gì nhiều năm sau bạn nhớ về nó.

Cuộc Sống Vui Hay Buồn?Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ