Phú Sông Bạch Đằng

15.9K 46 13
                                    

Thời trẻ, từng là môn kháchcủa Trần Hưng Đạo, Trương Hán Siêu sinh năm nào chưa rõ. Có tài liệu ước đoánTrương sinh năm 1275. Chỉ biết rằng ông từng phục vụ cả 5 đời vua Trần, vàchính thức làm quan ở 4 đời vua, từ Trần Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông đến DụTông, tới chức Tham tri chính sự (1351, đời Trần Dụ Tông). Khi mất(1354), Trương được truy tặng Thái Bảo, năm sau lại truy tặng Thái Phó. Quêhuyện Yên Ninh, lộ Trường Yên, nay là thành phố Ninh Bình, Trương Hán Siêu (tênchữ là Thăng Phủ) là một trí thức kiến văn thâm hậu, tính tình cương trực, đượcvua và triều đình nể trọng, sau khi mất, lại được phối thờ ở Văn Miếu ThăngLong (1372). Đó là một vinh dự ít người có được. Sáng tác của Trương Hán Siêuhiện còn khoảng 80 bài thơ, và một số bài văn, mà Phú sông Bạch Đằng làtác phẩm đặc sắc nhất của ông, cũng là một áng "thiên cổ hùng văn" rực rỡ củanền văn chương nước nhà.     

Bạch Đằng là một nhánh của sông Kinh Thầy. Tại đây, năm 938 Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán, giết Lưu Hoằng Thao (con vua Nam Hán); năm 981 Lê Hoàn chiến thắng quân Tống và năm 1288, Trần Hưng Đạo đánh tan quân Nguyên – Mông bắt sống Ô Mã Nhi. Sông Bạch Đằng thành di tích lịch sử lừng danh và trở thành nguồn cảm hứng cho bao tác phẩm nghệ thuật.

Trương Hán Siêu nhân dịp dạo chơi sông Bạch Đằng đã làm bài phú này. Chưa rõ bài phú viết năm nào, chỉ ước đoán sáng tác khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông thắng lợi.

Phú sông Bạch Đằng là loại phú cổ thể. Loại phú cổ thể (có tr­ước đời Đường) được làm theo lối văn biền ngẫu hoặc lối văn xuôi có vần, khác với phú Đường luật (có từ đời Đường) có vần, có đối, có luật bằng trắc chặt chẽ.

Bài phú được tác giả tuân theo đúng quy tắc kết cấu của thế loại. Như Bùi Văn Nguyên đã phân tích, bài phú gồm 6 phần:

1. Lung, tức phần phá đề:

"Khách có kẻ... tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết": Ham thích du ngoạn mà cũng là tráng chí của tác giả.

2. Biện nguyên, tức phần thừa đề.

"Bèn giữa dòng... thuyền bơi một chiều": Ccuộc du ngoạn trên sông Bạch Đằng.

3. Thích thực: Tả tỉ mỉ cuộc du ngoạn trên sông Bạch Đằng.

"Bát ngát sóng kình... dấu vết luống còn lưu": Cảnh trên sông Bạch Đằng hùng vĩ nhưng đìu hiu, gợi buồn.

4. Phu diễn: Nghĩa là trình bày để minh họa thêm chủ ý đoạn trên.

"Bên sông các bô lão... nghìn xưa ca ngợi": Các bô lão kể cho tác giả nghe về mảnh đất lịch sử oanh liệt, về trận chiến thắng lẫy lừng của nhà Trần trên sông Bạch Đằng.

5. Nghị luận: Tức lời bàn của các bô lão.

"Tuy nhiên... nhớ người xưa chừ lệ chan": Các bô lão nhân mạnh vai trò của con người, đặc biệt là của Đại Vương Trần Hưng Đạo đôi với thắng lợi của trận đánh.

Thuyết minh về Phú Sông Bạch ĐằngWhere stories live. Discover now