Chương I-B: Hà Nội, Đông Dương thuộc Pháp, năm 1921

78 6 5
                                    

*ghi lại theo hồi kí của Jesse DeGarland vào tháng 3/1927*

"Mua đi, mua đi!"

"Đồ cũ bán rẻ đây!"

Đó chỉ là 2 câu tôi nghe được khi đặt chân tới đây, vì mọi thứ thật quá ư là ồn ào ở cái xứ Đông Dương này.

Tàu của cha tôi cập cảng Hải Phòng vào ngày 6 tháng Tư năm 1921, 1 tháng rưỡi sau ngày tôi rời cảng San Francisco, và cũng là 3 tuần trước ngày sinh nhật tôi.

Cha tôi muốn tôi lên trên chuyến tàu này để tôi có thể được tận mắt nhìn thấy thế giới thay vì chỉ qua lăng kính của những quyển sách dày cộp ở trong phòng của ông tại New York.

Đó là lí do tại sao tôi- khi đó mới là một chàng trai 21 tuổi- đã rời cảng San Francisco vào ngày 13 tháng Ba năm 1921, sau 1 tháng đi tàu hỏa từ thành phố New York và đi qua 1 đại dương cùng với 4 bến cảng. Và sau một đêm nữa đi tàu, tôi đã đến Hà Nội, trong khi cha tôi đang ở lại Hải Phòng bàn công việc với tay nhà buôn Pháp để đưa bông vải Đông Dương sang các công xưởng ở các tiểu bang miền Nam như Georgia hoặc Alabama.

Ánh nắng mặt trời thiêu đốt đặc trưng của Đông Dương là thứ đầu tiên chào đón tôi khi bước xuống nhà ga ở Hà Nội. Và ấn tượng đầu tiên của tôi khi đặt chiếc túi đựng giấy bút xuống chiếc bàn ở khách sạn Métropole là:

"Chà, ở đây đúng là một thành phố rộng lớn và... kì lạ."

Tôi cũng tự biết ràng, mình sẽ không thể ru rú mãi trong khách sạn được.

Cho nên tôi đã mang giấy bút, chiếc cặp đeo hông và chiếc áo khoác kí giả để bước ra ngoài, khám phá cuộc sống của thành phố Đông Dương này.

Và thứ đầu tiên tôi ghi lại, đó là: nước Pháp đã không dạy cho tôi về Đông Dương.

Hà Nội khác với Paris, khác với Algiers, khác với New Orleans, khác với Pondicherry, khác với Thượng Hải, khác với bất cứ nơi đâu.

Nó là cả một thành phố khác. Một không gian khác.

Hà Nội hiện ra trước mắt tôi, một sự hỗn hợp giữa đói nghèo đến mức cùng cực và giàu có của ăn của để.

Trong một ngày dạo quanh hồ Gươm (tên gọi nôm na của người An Nam), tôi đã nhìn thấy những người phải ngồi ăn xin, những vị phu kéo xe trên phố Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền) và những vị thống soái, đốc tờ và quan Sở lục lộ (Kho bạc) ở thành phố này.

Một người đi khúm núm, và nhìn tôi với ánh mắt đầy lo sợ.

Một người nhìn tôi- một kí giả- một cách hách dịch, giống như tôi phải ở đây để ghi lại "sự trù phú và quá trình khai hóa văn minh" của người Pháp ở đây vậy.

Hà Nội sau Đại thế chiến khác rất nhiều so với những gì tôi tùng nhìn thấy: những con đường ở thành phố đã vắng bóng những người lính lê dương, lính khố xanh canh phòng đi lại trong cả thành phố này như hồi năm 1917 và 1918 khi tôi tham dự Hội chợ Thế giới ở San Francisco và Chicago; không phải là cảnh lính tình nguyện tràn ngập đường phố như cách đây 3 năm trước.

Hồ Gươm hôm nay nước vẫn có một màu xanh rêu, theo như lời của một cụ già An Nam. Và điểm khác ở đây là khá nhiều người không biết chữ. Lạ lùng nhỉ, tôi nghe nói là người Pháp đã "khai hóa văn minh" cho các xứ thuộc địa của mình mà? Có thể họ bỏ quên Đông Dương rồi chăng?

Majorie và HudsonNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ