Ôn tập
lý luận chung nhà nước và pháp luật
Lý luận chung về nhà nước
Bản chất, đặc trưng, vai trò nhà nước
Chức năng, hình thức, bộ máy nhà nước
Bản chất, đặc điểm của nhà nước CHXHCN Việt Nam
Hình thức nhà nước CHXHCN Việt Nam
Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam
Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN
Tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam qua các bản Hiến pháp
Hệ thống chính trị Việt Nam
Các chức năng cơ bản của nước CHXHCN Việt Nam
Lý luận chung về pháp luật
Sự hình thành, bản chất, giá trị xã hội, các thuộc tính cơ bản của pháp luật
Hình thức, chức năng, các mối liên hệ, nguồn của pháp luật
Bản chất, đặc điểm cơ bản của pháp luật Việt Nam. Các mối liên hệ
Lý luận và thực trạng của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Xu hướng cơ bản phát triển pháp luật
Quan hệ pháp luật
Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật
ý thức pháp luật
Cơ chế điều chỉnh pháp luật
Phần I: Lý luận chung về nhà nước
Câu 1: Bản chất, đặc trưng, vai trò của nhà nước.
I. Bản chất nhà nước:
- Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác khẳng định: nhà nước, xét về bản chất, trước hết là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là bộ máy duy trì sự thống trị giai cấp.
- Tính giai cấp:
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác thể hiện trên 3 mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng.
Muốn đạt được hiệu quả thống trị, giai cấp thống trị sử dụng nhà nước như là một công cụ sắc bén nhất, thông qua nhà nước, quyền lực kinh tế đủ sức mạnh để duy trì quan hệ bóc lột. Có trong tay công cụ nhà nước, giai cấp chiếm ưu thế về kinh tế bảo vệ quyền sở hữu của mình, đàn áp được sự phản kháng của giai cấp bị bóc lột. Trở thành giai cấp thống trị về chính trị.
Thông qua nhà nước giai cấp thống trị tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của mình. Hợp pháp hóa ý chí của giai cấp mình thành ý chí của nhà nước, buộc các giai cấp khác phải tuân theo trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.
Nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường nhà nước, giai cấp thống trị xây dựng hệ thống tư tưởng giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị xã hội buộc các giai cấp khác lệ thuộc về tư tưởng.