Đây thôn Vĩ Dạ

2.1K 25 1
                                    




               Tôi đã trót yêu cái buồn của thơ Hàn Mặc Tử – người thi sĩ tài hoa bạc mệnh. Dường như cái khoảng thời gian ngắn ngủi Tử hiện hữu trên đời này là để yêu. Yêu điên cuồng thế giới... cho dù bị bệnh tật hành hạ. Hàn Mặc Tử - một trái tim, một tâm hồn lãng mạn dạt dào yêu thương đã bật lên những tiếng thơ, tiếng khóc của nghệ thuật trước cuộc đời. Những phút giây xót và sung sướng, những phút giây mà ông đã thả hồn mình vào tronq thơ, những giây phút ông đã chắc lọc, đã thăng hoa từ nỗi đau của tâm hồn mình để viết lên những bài thơ tuyệt bút. Và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã được ra đời ngay trong những phút giây tuyệt diệu ấy. Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ tình hay nhất của Hàn Mặc Tử. Một tình yêu thiết tha man mác, đượm vẻ u buồn ẩn hiện giữa khung cảnh thiên nhiên hoà vào lòng người, cái thực và mộng, huyền ảo và cụ thể hoà vào nhau.

                                                       Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
                                                       Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
                                                       Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
                                                       Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

               Vườn Huế mộng và thơ, đẹp nhưng là vẻ đẹp của một bức tranh nhạy cảm. Cái nắng trinh nguyên của sớm mai nơi thôn Vĩ như rải những vệt sáng lấp lóa trên những cành lá còn ướt đẫm sương đêm. Buổi mai vàng, khi ùa lòng mình vào Vĩ Giạ, hòa vào cỏ cây, ngước mắt nhìn lên là thẳng tắp những hàng cau đang hứng đầy buồng nắng, "Nắng hàng cau" có lẽ chỉ có thôn Vĩ mới có cái nắng tinh khôi ấy, ta như cảm được cả hương thơm của nắng tỏa xuống không gian, cái hương rất nhẹ của hoa cau mới nở. "Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên", câu thơ có bảy chữ nhưng có đến hai chữ "nắng" tạo trong ta cái cảm giác về cấp độ của ánh sáng; đầu tiên là "nhìn nắng" đó là một thứ ánh sáng của sự chủ động, ta định hướng được rất tự nhiên và từ đó vươn lên một góc nhìn tập trung "nắng hàng cau" để rồi đón nhận một cảm giác tươi mới trinh nguyên "nắng mới lên", sắc nắng, vị nắng trộn hòa vào cảnh vật vừa như vút lên trong cái tầm thanh thoát của hàng cau xứ Huế, lại vừa chợt như ùa xuống, tỏa rộng tràn lên tất cả "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc". Câu thơ cứ như là buột miệng, như không kìm nổi lòng mình phải reo lên khi bắt gặp cái sắc màu biếc xanh như ngọc ấy. Vườn ai đó chợt sáng bừng lên, làm rạng rỡ cả một khoảng không gian của trời đất, mượt mà tươi non. Cảnh nơi thôn Vĩ buổi sớm mai ta cứ tưởng như đêm qua cảnh vật được tắm táp bằng một trận mưa rào, cây cối như được rửa trôi, sạch sẽ và vô cùng tinh khôi, chỉ còn những giọt nước rất nhỏ bám vào cành lá đợi chờ từng tia nắng xuyên qua. Có lẽ chỉ cần từ "mướt" là đủ, song thêm từ "xanh" sau càng làm tôn thêm, nổi bật thêm cái tươi mát, xum xuê của Vĩ Giạ. Người dân Huế, thường đồng nghĩa hai từ "vườn" và từ "nhà", bởi ở nơi đây mỗi ngôi nhà đều được bao quanh bởi vườn cây tạo nên một cấu trúc thẩm mĩ rất gắn kết, hài hòa. Đang cái mạch của sự ngỡ ngàng, câu thơ tiếp theo là một sự phát hiện mới, hòa vào trong cái không gian tinh khiết ấy là thấp thoáng một dáng nét của con người:

Văn 11 - kỳ IINơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ