tuyên ngôn độc lập

233 1 0
                                    

1.Tuyên ngôn Độc lập truớc hết là một văn kiện trính chị, lịch sử:

1.1.Tuyên ngôn Độc lập đối với dân tộc Việt Nam là một văn kiện có ý nghĩa chính trị, lịch sử to lớn. Nó khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc, tư thế và chủ quyền của nhân dân đối với đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền ấy: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

1.2.Tuyên ngôn Độc lập được một người soạn thảo, một người đọc tác phẩm ấy, nhưng đó là tiếng nói của cả dân tộc, quốc gia, của một chính phủ: ... chúng tôi, Lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố...; Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng... Do đó, Tuyêng ngôn Độc lập là văn kiện của cả quốc gia.

2.Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chương mẫu mực của thời đại:

2.1.Tuyên ngôn Độc lập tuy là văn kiện chính trị, chứa đựng những nội dung chính trị, nhưng đây không phải là tác phẩm khô khan, trừu tượng. Về hình thức, đây là tác phẩm thuộc thể văn chính luận. Đặc trưng văn chính luận là hệ thống lập luận chặn chẽ, với những lý lẽ sắc bén và những bằng chứng thuyết phục.

2.2.Tuyên ngôn Độc lập có hệ thống lập luận chặt chẽ, với những lý lẽ sắc bén, những bằng chứng thuyết phục.

- Tuyên ngôn Độc lập nhằm khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Nhưng trong hoàn cảnh Tuyên ngôn Độc lập ra đời, lời khẳng định đó không đơn thuần là một sự tuyên bố. Trái lại, để có ngày quốc khánh 2.9.1945, nhân dân ta đã phải làm cuộc tổng khởi nghĩa, cướp chính quyền từ tay thực dân, đề quốc. Và, con đường của dân tộc đang đứng trước biết bao thử thách khắc nghiệt. Bởi vậy, Hồ Chí Minh phải tranh luận, phản bác với những luận điệu của kẻ thù hòng phủ nhận quyền độc lập tự chủ đó.

- Trước hết, Hồ Chí Minh xây dựng một cơ sở pháp lý của chủ quyền dântộc Việt Nam. Cơ sở ấy là hai bản tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ và tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp được tác giả trích dẫn nội dung cốt lõi: Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền đuợc sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc (tuyên ngôn của Mĩ) và Người ta sinh ta tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do à bình đẳng về quyền lợi (tuyên ngôn của nước Pháp). Từ những nguyên tắc ấy, Hồ Chí Minh suy rộng ra Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do và khẳng định Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. Như vậy, trích dẫn tuyêng ngôn của các nước, Hồ Chí Minh nêu lên quyền độc lập tự do của các dân tộc, trong đó có dân tộc Việt Nam, là lẽ phải trong quan hệ quốc tế. Lẽ phải ấy không phải do người Việt Nam nghĩ ra, mà chính là do các nước lớn đó xác lập.

- Tiêp đến, Hồ Chí Minh đưa ra cơ sở thực tế của chủ quyền dân tộc Việt Nam.

+Thực dân Pháp đã chiếm lấy đất nước ta trên 80 năm à hiện giờ, đang lăm le tái chiếm. Để dọn đường cho cuộc xâm lược mới, chúng chuẩn bọ dư luận, rêu rao về quyền của chúng ở Việt Nam nói riêng, Đông Dương nói chung. Bởi vây, để khẳng định chủ quyền của dân tộc, phải phủ nhận quyền của thực dân Pháp đối với Việt Nam. Hồ Chí Minhphủ nhận bằng cách chứng minh ngược lại những lời rêu rao của chúng.

vanhoc11Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ