Câu 1: Nêu đầy đủ 3 ý sau
- Hồn thơ TH luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, t/c lớn, niềm vui lớn.
- Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.
+ Đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân.
+ Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử- dân tộc.
- Giọng thơ tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành: Lời xưng hô trìu mến, giọng thơ ngọt ngào...có sức tác động, cảm hoá sâu sắc.
Câu 2:
1. Giới thiệu về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, giới thiệu và dẫn đoạn thơ cần phân tích.
2. Phân tích đoạn thơ:
a. Ngoại hình khác thường:
- Không mọc tóc, xanh màu lá: Hiện thực khắc nghiệt-Sốt rét rừng làm người lính rụng hết tóc, da xanh xao.
- Nghệ thuật đối lập: Tô đậm vẻ oai hùng của người lính. Nói đúng hiện thực nhưng ngòi bút Quang Dũng không nặng đi sâu vào những gian khổ mà nghiêng về phía vẻ đẹp lãng mạn.
b. Tâm hồn lãng mạn:
- Mộng biên giới, mơ dáng kiều thơm: Mộng chiến công, mơ về những dáng hình kiều diễm của người thiếu nữ Hà thành. Bởi phần lớn họ là những chàng trai ra đi từ Hà Nội thanh lịch.
- Điều đó giúp các anh vượt qua gian khổ, hiểm nguy để lập nên chiến công.
c. Lí tưởng cao cả:
- Dùng nhiều từ Hán Việt: Biên cương, mồ viễn xứ à Những hy sinh thầm lặng nơi biên cương, gợi sự rùng rợn của chiến trường.
- Lí tưởng của người lính thật cao cả, lớn lao: Chiến trường…đời xanh àQuyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
- Thi vị hóa cái chết bằng cách nói hào hùng: Áo bào, anh về đấtàGiảm bớt nhưng đau thương, mất mát.
- Lời ai diếu dữ dội mà hào hùng: Sông Mã…độc hành
· Nhận xét: Quang Dũng đã xây dựng bức tượng đài tập thể về người lính Tây Tiến. Cái bi, cái hùng là 2 chất liệu quan trọng để tạo nên bức tượng đài này. Quang Dũng đã giúp ta có 1 cái nhìn toàn diện về vể đẹp của bộ đội cụ Hồ.
3. Bút pháp hiện thực kết hợp với cảm hứng lãng mạn cách mạng đã tạo nên 1 khúc ca hùng tráng.