Quan diem ve muc tieu,dong luc CNXH.

702 0 0
                                    

Câu 4: Trình bày quan điểm HCM về mục tiêu, động lực của CNXH. Tại sao ở nước ta hiện nay trong quá trình đổi mới cần phải kiên trì mục tiêu “Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH”.

1.  Cơ sở hình thành TTHCM về CNXH.

-    Bắt nguồn từ CN yêu nước nhân ái, tinh thần cộng đồng làng xã VN.

-    Tìm hiểu thuyết đại đồng Nho Giáo, tư tưởng về 1 XH nhân đạo của Mác-Lênin.

-    Chứng kiến tận mắt chế độ XHCN ở Liên Xô.

-    Tiếp cận từ văn hóa VN, lấy nhân nghĩa làm gốc, có truyền thống trọng dân, trọng trí thức, trọng hiền tài.

2.  Con đường hình thành tư duy HCM về CNXH.

-    HCM tiếp thu những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin về CNXH, đã vận dụng, phát triển và đưa ra nhiều kiến giải mới để bổ sung vào lý luận Mác-Lênin, để phù hợp với thực tế VN.

-    HCM luận giải sự ra đời và bản chất của CNXH từ phương diện KT và trình độ phát triển của LLSX.

-    HCM tiếp cận CNXH từ văn hóa, đưa văn hóa xâm nhập vào bên trong chính trị, tạo nên sự thống nhất biện chứng giữa văn hóa với chính trị, KT, giữa các mục tiêu phát triển XH.

-    Tiếp cận CNXH từ đạo đức, HCM cho rằng: CNXH đối lập, xa lạ với CN cá nhân, các giá trị cá nhân phát triển mọi tiềm năng là vì XH và hạnh phúc con người.

3.  Quan điểm của HCM về mục tiêu CNXH.

-    Mục tiêu chính trị: Xây dựng chế độ chính trị dân chủ, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Nhân dân có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan nhà nước; có quyền bãi miễn đại biểu quốc hội và HĐND các cấp nếu họ ko xứng đáng.

Nhà nước có 2 chức năng chính là: Dân chủ với nhân dân và chuyên chính với kẻ thù.

-    Mục tiêu kinh tế: xây dựng nền kinh tế XHCN với công bằng, KHKT tiên tiến. Chế độ kinh tế của CNXH phải được tạo lập trên cơ sở chế độ sở hữu XH về tư liệu SX.

4 hình thức sở hữu chính:       Sở hữu Nhà nước (sở hữu toàn dân)

                                Sở hữu hợp tác xã (sở hữu tập thể)

                                Sở hữu của người lao động riêng lẻ

                                Sở hữu của nhà Tư bản (1 ít tư liệu tư bản)

   KT quốc doanh được ưu tiên phát triển cho xứng đáng với niềm tin tưởng của nhân dân, từ đó khẳng định vai trò lãnh đạo nền KT quốc dân. CNXH chỉ có thể thắng CNTB khi nó có được nền KT phát triển cao.

-    Mục tiêu văn hóa: Văn hóa phải đi trước 1 bước để dọn đường cho CM công nghiệp. Văn hóa thể hiện trong mọi sinh hoạt tinh thần như xóa mù chữ, nâng cao dân trí, phát triển nghệ thuật…

    Nền văn hóa mới mang tính dân tộc, khoa học và đại chúng. Nên phải xây dựng nền văn hóa lấy hạnh phúc của cộng đồng, của dân tộc là cơ sở nền tảng.

-    Mục tiêu quan hệ XH: Con người có phẩm chất chính trị, đạo đức, tài năng, yêu nước, yêu CNXH. Xây dựng XH công bằng, dân chủ, văn minh. Những người có tài năng phải tu dưỡng đạo đức, phẩm chất chính trị và cống hiến cho đất nước. Làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, ko làm ko hưởng.

4.  Quan điểm của HCM về động lực CNXH.

-    HCM khẳng định động lực quan trọng và quyết tâm nhất là con người, nhân dân lao động, nồng cốt là công nông trí thức.

-    Ngoài con người là động lực quan trọng nhất, HCM còn chỉ ra những động lực quan trọng khác như truyền thống yêu nước của dân tộc, tinh thần đoàn kết, sức sáng tạo của nhân dân. Đó là sức mạnh tổng hợp nên động lực của CNXH.

-    Ngoài ra còn có động lực bên ngoài là sức mạnh thời đại, tinh thần đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại.

Vận dụng TTHCM về CNXH và con đường quá độ lên CNXH vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta nhằm giải quyết các vấn đề sau:

1.Giữ vững mục tiêu CNXH là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Sau khi giành được độc lập đi lên CNXH, thực hiện khát vọng của toàn dân tộc, độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, hạnh phúc cho mọ người dân VN. Mục tiêu trong thời kỳ đổi mới là dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.

2.Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực như trí tuệ, tài năng, sức lao động, của cải vật chất…để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc.

3.Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Phải biết tranh thủ, tận dụng sức mạnh thời đại. Sức mạnh đó ngày nay ở cuộc CM KHCN, xu thế toàn cầu hóa.

4.Xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Thực hiện cần kiệm xây dựng CNXH.

Tư tưởng HCMNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ