Câu 7: Trình bày TTHCM về nhà nước của dân, do dân, vì dân? Nêu những nội dung cơ bản trong việc vận dụng TTHCM để xây dựng nhà nước ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn CM mới?
1. Cơ sở hình thành TTHCM về Nhà nước.
- HCM đã tiếp thu những kinh nghiệm xây dựng nhà nước trong lịch sử dân tộc VN và nghiên cứu các loại hình nhà nước trên thế giới.
+Nhà nước sơ khai Văn Lang – Âu Lạc.
+Nhà nước quân chủ phong kiến.
+Nhà nước dân chủ tư sản.
+Nhà nước Tam dân.
+Nhà nước Xô viết.
- HCM nghiên cứu quan điểm của Mác-Lênin về các vấn đề Nhà nước, nhà nước chuyên chính vô sản.
+Vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc CM.
+Theo Ănghen: Nhà nước là cơ quan trấn áp của 1 giai cấp này đối với 1 giai cấp khác.
+Đặc điểm của Nhà nước VS:
~Là nhà nước của nhân dân lao động.
~Nhà nước thực hiện 2 chức năng: Tổ chức xây dựng (là chủ yếu) và trấn áp bạo lực.
~Thể hiện sự thống nhất trong dân tộc và tính quốc tế.
~Là nhà nước chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
2. Quan niệm của HCM về 1 nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Vấn đề cơ bản của mọi cuộc CM là vấn đề chính quyền. Ngay sau khi nước ta giành độc lập, HCM đã khẳng định:
- Nước ta là nước dân chủ.
- Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
- Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.
- Công việc đổi mới xây dựng là trách nhiệm của dân.
- Chính quyền từ xã đến Chính Phủ TW là do dân cử ra…….
- Nói tóm lại quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.
Vì vậy quan niệm của HCM về 1 nhà nước của dân, do dân, vì dân là :
a. Nhà nước của dân : đó là nhà nước mà nhân dân là người chủ.
+Nhân dân lập nên nhà nước dưới hình thức phổ thông đầu phiếu, dân chủ trực tiếp.
+Nhân dân có quyền kiểm soát nhà nước, có quyền bãi miễn Đại biểu Quốc hội và HĐND nếu người đó ko xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
+Dân có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật ko cấm và có nghĩa vụ tuân theo PL.
b. Nhà nước do dân : là nhà nước mà nhân dân là lực lượng xây dựng, giữ gìn, hoàn thiện, là lực lượng quyết định sự mạnh yếu của Nhà nước.
+Nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra đại biểu của mình.
+Nhà nước do dân ủng hộ, đóng thuế để nhà nước chi tiêu.
+Nhà nước do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ.
+HCM yêu cầu : Tất cả các cơ quan nhà nước là phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và sự kiểm soát của nhân dân.
c. Nhà nước vì dân: là nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, ko có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính.
+ HCM khẳng định: chỉ có Nhà nước thực sự của dân, do dân xây dựng và kiểm soát thì mới có thể là Nhà nước vì dân.
+Cán bộ nhà nước là đầy tớ trung thành, tận tụy của nhân dân.Người lãnh đạo phải trí tuệ hơn người, nhìn xa trông rộng, gần gũi với nhân dân, biết trọng dụng hiền tài.
3. Vận dụng TTHCM để xây dựng nhà nước ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn CM mới.
a. Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế XHCN, đảm bảo thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
Để vượt lên tình trạng thấp kém của nền KT, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa nước ta với nhiều nước trên thế giới, ta phải “phát huy cao độ nội lực của dân tộc”. Nhân tố cơ bản làm nên nội lực đó chính là phát huy dân chủ, tạo nên sức mạnh kiên cường đấu tranh cho độc lập, tự do. Giành chính quyền về tay nhân dân.
b. Cải cách và kiện toàn bộ máy hành chính Nhà nước, xây dựng 1 nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh.
Đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, pháp luật của nhà nước là điều kiện tiên quyết để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Nền hành chính yếu kém là trở lực lớn cho sự đổi mới và phát triển của đất nước ta hiện nay. Do đó việc cải cách và kiện toàn bộ máy nhà nước đang là 1 yêu cầu bức xúc.
c. Tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước: gắn liền xây dựng, chỉnh đốn Đảng với cải cách bộ máy hành chính.
Những năm gần đây, Đảng đã có nhiều Nghị quyết về củng cố và tăng cường bộ máy nhà nước, đấu tranh chống các tệ nạn làm suy giảm uy tín và hiệu lực của nhà nước. Chính sự trong sạch và vững mạnh của ĐCSVN là yếu tố quyết định cho thành công của việc xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân.