Văn án
Dám đi theo tôi? Tôi dùng mắt trừng chết cậu.
Vẫn còn đi theo tôi? Tôi dùng nước miếng dìm chết cậu giờ. Còn đi theo tôi nữa tôi đánh vỡ đầu cậu.Vì sao đã trừng, đã nhổ nước miếng, đã đánh rồi mà cậu vẫn không chịu đi hả? ~(>_<)~ Đuổi không đi đúng không? Được, vậy mắt tôi coi như không thấy, không nhìn, không nhìn, không nhìn. Sao? Tình yêu có thể nảy mầm từ trong máu me đầm đìa hả?Xem tôi làm thế nào nhét cái tên quỷ đáng ghét trừng không sợ, nhổ không ngã, đánh không lùi suốt ngày theo đuôi như cậu vào túi nhé.
Tiết tử
Trần Hiểu Quân vừa mới ra đời, cha của cô ở ngoài phòng sinh bệnh viện đã lo lắng bồi hồi thật lâu, sau khi nghe được tiếng khóc nỉ non đầu tiên lúc mới ra đời của cô, ông có cảm giác đây nhất định là một tiểu tử mập mạp, cho nên, khi bác sĩ ôm Trần Hiểu Quân vừa mới sinh hạ đi ra ngoài, ông liền kích động chạy lên trước ngăn cản người hộ lý hỏi: "Vợ cùng con của tôi sức khoẻ như thế nào?"
Người hộ lý nhìn ông một cách quái dị, thế nhưng tình huống như thế này đã thấy nhiều cũng không lấy gì làm lạ: "Vợ ông sinh khó mất máu quá nhiều, nhưng không có gì nguy hiểm, thân thể của bà hiện tại rất suy yếu, nhất định phải bồi dưỡng thật tốt, tuyệt đối không để mắc phải loại bệnh gì cả. Con gái của ông rất khỏe mạnh." Hộ sĩ "tránh nặng tìm nhẹ" chỉ dùng một câu khái quát nói về đứa con của ông ta.
Ba Trần nghe thấy từ "con gái" liền chuyển sang trạng thái thộn ra, hộ lý lắc đầu, xem ra tâm tình ông ta rõ là không muốn có con gái rồi, liền trực tiếp ôm Trần Hiểu Quân đến phòng cho trẻ mới sinh.
Thất vọng là điều không thể tránh khỏi, nhưng cho dù là con gái thì cũng là con của mình mà, quan niệm của ba Trần cũng không cổ hủ phong kiến đến mức kỳ thị con gái vì mấy chuyện vặt đó. Cho nên trong lúc Trần Hiểu Quân sau khi sinh cùng mẫu thân nằm viện, ba Trần vẫn là một ngày ba lần tới bệnh viện đều đặn chăm sóc thân thể suy yếu của vợ hiền, vừa chăm lo cho bé gái nặng 8 cân mới ra đời. (1 cân của Trung Quốc = 0.5 kg)
Dĩ nhiên, sở dĩ ông biết con gái mình nặng như vậy hoàn toàn là vì lần đầu tiên bế Trần Hiểu Quân, Ba Trần đã phải mệt nhọc vô cùng, cho nên khi ở trước mặt hộ lý đã không cẩn thận oán trách một câu "Nặng như vậy sao là con gái được chứ?" Kết quả có thể dễ dàng đoán ra, người hộ lý liếc nhìn ông, vẻ mặt không khách khí nói: "Con gái của ông vừa mới sinh đã được tám cân, ông chắc hẳn phải rất tự hào về vợ con của mình."Ba Trần sẽ không oán trách một câu nào trước mặt vợ hiền, từ đó cũng không bao giờ oán trách có con gái nữa. Nhưng vì muốn đền bù sự thất vọng trong lòng, ông định đặt tên cho con gái mình bằng đúng cái tên đã chuẩn bị từ trước – Trần Ngạn Quân, nhưng lại lo lắng vợ mình sẽ suy nghĩ nhiều nên đành biến đổi cái tên này một chút, giống như tên của con gái nhưng đã được nam hoá – "Trần Hiểu Quân".
Một tháng sau Trần Hiểu Quân cùng mẹ xuất viện, lúc này cô đã mười hai cân rồi, quả thực là một em bé bụ bẫm, mập mạp trắng trắng mềm mềm, càng lớn lên nụ cười ha hả kia càng thêm phần đáng yêu: kể lúc đã trưởng thành sau này, đồng nghiệp thân thích của cô vẫn rất hâm mộ nụ cười ấy. Cũng chính điều đó đã giúp giữ được thăng bằng trong lòng Ba Trần, con gái thì có sao, cô con gái ngoan này thật không tồi.
Nhưng mấy năm sau, Ba Trần rất cực khổ, không những phải chăm sóc vợ mà còn phải nuôi dưỡng cưu mang bé Trần Hiểu Quân. Nhưng thực bất hạnh thay, mẹ của Trần Hiểu Quân cũng không vì Ba Trần cực khổ chăm sóc mà khôi phục sức khỏe. Trần mẹ là một người phụ nữ dịu dàng hào phóng, mặc dù bà rất thích Trần Hiểu Quân, nhưng lòng lại luôn áy náy đối với Ba Trần vì không sinh được một đứa con trai theo ý ông. Ba Trần là cán bộ nhà nước, chỉ được cho phép sinh một đứa bé, mặc dù như vậy, dù đã khó khăn lắm mới giữ được bào thai đầu tiên, nhưng bà vẫn rất muốn thực hiện nguyện vọng của Ba Trần. Nhưng thân thể Trần mẹ sau khi sinh vẫn rất suy yếu, bà đã từng len lén đã hỏi bác sĩ, nhưng bác sĩ lại nói rằng thể trạng của bà quá suy yếu không thích hợp để mang thai. Biết được kết quả này xong tâm tình Trần mẫu bắt đầu uất ức, cộng thêm khi Trần Hiểu Quân mới ra đời lại rất khó sinh, cho dù Ba Trần có chăm sóc tỉ mỉ nhưng thân thể của bà vẫn không thấy khá hơn, ngược lại càng ngày càng kém, cuối cùng năm Mãn Di, bà đã qua đời khi Trần Hiểu Quân mới 5 tuổi.
Đối với cái chết của Trần mẫu, Ba Trần vô cùng khổ sở, hai người lưỡng tình tương duyệt (toàn tâm toàn ý) kết hôn cùng nhau, gần nhau cũng chỉ được mấy năm ngắn ngủn, ông rất hối hận tại sao mình không giành nhiều thời gian, sức lực và tâm tư quan tâm chăm sóc thân thể bệnh yếu của thê tử hơn, vì vậy một khoảng thời gian dài sau khi Trần mẫu đã chết, Ba Trần ngày nào cũng mượn rượu tiêu sầu.
Trần Hiểu Quân 5 tuổi lúc ấy còn chưa hiểu chuyện, chỉ biết là mẹ bị bệnh, ốm yếu, ba lúc nào cũng chăm sóc, ở bên mẹ, vốn không hề quản xem cô đi đâu làm cái gì. Từ năm Trần Hiểu Quân 3 tuổi đi nhà trẻ, ba mẹ cô ít khi ở nhà, vì thiếu thốn tình cảm gia đình cho nên sau khi mẹ mất, tình cảm Trần Hiểu Quân cũng không khắc sâu thêm cái gì, vẫn vui chơi cười đùa với các bạn thân ở nhà trẻ như thường, mãi đến khi mẹ cô đã mất được một tháng, cô mới dần dần phát hiện có cái gì đó không giống với lúc trước.
Trước khi mẹ qua đời, mặc dù cha mẹ không thế nào lo lắng cho cô, nhưng về đến nhà là có thể luôn thấy bọn họ, vậy mà trong khoảng thời gian gần đây, đã qua chừng mấy ngày nhưng cô cũng chưa gặp được ba và mẹ, ngược lại chỉ có một người xa lạ đến, tự nhận là người giúp việc – sau này Trần Hiểu Quân gọi cô ấy là dì. Sau này Trần Hiểu Quân mới biết rằng mẹ mình sẽ không trở về được nữa, ba cũng thường phải đi công tác xa nên ít khi ở nhà. Hiểu được điểm này, Trần Hiểu Quân không có thay đổi gì lớn, chẳng qua là khi ở trường học ngày càng thêm hoạt bát, luôn lôi kéo bạn bè, có khi còn cậy mình cao lớn, rủ những lứa bạn lớn tuổi hơn đi trêu chọc những bạn bé nhỏ. Ở nhà thì lại không nói nhiều lắm, việc cô làm nhiều nhất là vây bắt dì, dì đến đâu là cô theo ra chỗ đó. Nếu như dì không có ở đây thì cô lại có thời gian rảnh rỗi, nhàm chán bắt chước dì học quét nhà, rửa chén, lau bàn, quét sân, giặt quần áo, nấu cơm, những chuyện này Trần Hiểu Quân chưa đầy một năm đã học xong. Sở dĩ nói cô đã học xong được cũng bởi vì Ba Trần vừa trở về nhà đã thấy con gái đang cặm cụi nấu cơm, mới phát hiện ra đã tầm một tháng ông chưa nói chuyện với Trần Hiểu Quân...
Ba Trần tâm tình phức tạp tiến đến ôm lấy cô con gái nhỏ. Trần Hiểu Quân bất ngờ ngước lên, cười nói với ông: "Ba à, một mình con vẫn có thể làm tốt."
Ba Trần không định ngừng động tác, bế Trần Hiểu Quân ra phòng khách không để cô nấu cơm nữa. Ông yên lặng làm cơm tối, nhìn phòng bếp sạch sẽ... Nhìn con mình ở phòng khách, khoảng cách khổng lồ ấy mơ hồ làm hiện lên ý áy náy trong đôi mắt ông. Ba Trần cảm thấy ông chẳng nhưng có lỗi với vợ mình, còn bỏ rơi cô con gái bé nhỏ đáng thương.
Sau này Ba Trần không giống như trước lúc nào cũng chỉ biết làm việc nữa, ông trở nên giống với cha mẹ những đứa trẻ khác, mỗi ngày đều đưa đón Trần Hiểu Quân đi học và tan học, trong nhà không hề thay đổi, vẫn chỉ có hai cha con bọn họ, Ba Trần cương quyết không lấy vợ hai.
Không lâu sau, Trần Hiểu Quân dần dần thân thiết với Ba Trần hơn, thường xuyên kể lại những chuyện ở nhà trẻ cho ông nghe, thí dụ như hôm nay thầy giáo phê bình những người nào, người nào cao hơn cô, người nào không cao bằng cô, người nào đánh nhau với người nào, người nào đái dầm lúc ngủ trưa, người nào chọc cho cô tức giận, cô chơi cùng với ai và chơi cái gì... Ùn ùn, thỉnh thoảng chỉ cần nhớ ra được gì là cô lại hướng Ba Trần "hồi báo". Ba Trần dĩ nhiên không hiểu được vì sao con gái mình mỗi ngày đều có nhiều kinh nghiệm sống như vậy, chỉ cần cô không giống ông, cuộc sống mỗi ngày trôi qua vui vẻ không có phiền não là được rồi. Có khi Ba Trần nghe được điều gì thú vị, liền khen ngợi cô hai ba câu.
BẠN ĐANG ĐỌC
Bá Nữ Khiêm Quân - Full edit
Roman d'amourVăn án Dám đi theo tôi? Tôi dùng mắt trừng chết cậu. Vẫn còn đi theo tôi? Tôi dùng nước miếng dìm chết cậu giờ. Còn đi theo tôi nữa tôi đánh vỡ đầu cậu. Vì sao đã trừng, đã nhổ nước miếng, đã đánh rồi mà cậu vẫn không chịu đi hả? ~(>_<) ~ Đuổi khôn...