*Sơ lược về bối cảnh lịch sử:
-Đại hội diễn ra khi sự nghiệp đổi mới đồng bộ, toàn diện, triệt để tiến hành được 10 năm với những thành tựu đáng khích lệ.
-Đại hội Đảng VIII diễn ra khi CNXH đã hoàn toàn sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu.
*Đại hội đã chỉ ra 5 thành tựu của cách mạng VN từ 1986- hiện tại
-Đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu và kế hoạch 5 năm.
-Tạo một số chuyển biến tích cực về xã hội.
-Giữ vững ổn định chính trị, cũng cố quốc phòng - an ninh.
-Thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị nhà nước pháp quyền VN được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện
*Đại hội chỉ ra 5 hạn chế của quá trình đổi mới.
-Nước ta còn nghèo và kém phát triển nhưng chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dung để dồn vốn cho đầu tư phát triển
-Tình hình XH còn nhiều tiêu cực, nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí chưa dược ngăn chặn, sự phân hóa giàu nghèo phát triển nhanh, tệ nạn XH phát triển.
-Việc lãnh đạo XD quan hệ sx mới vừa có phần lúng túng, vừa có phần buông lỏng
-Quản lý Nhà nước về Kinh tế xã hội còn yếu, hệ thống luật pháp chưa đồng bộ, chưa nghiêm mình.
-Hệ thống chính trị còn nhiều nhược điểm, đội ngũ cán bộ chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ.
*Đại hội Đảng VIII rút ra đánh giá tổng quát việc thực hiện nghị quyết đại hội VII và quá trình 10 năm đổi mới bằng 5 nhận định cơ bản như sau:
- Nhận định thứ nhất: công cuộc đổi mới 10 năm qua đã thu được những thành tựu to lớn có ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ do đại hội VII đề ra cho 5 năm 1991-1995 đã được hoàn thành về cơ bản. Lần đầu tiên nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm đã được thực hiện.
- Nhận định thứ hai: nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, nhưng một số mặt còn chưa vững chắc.
- Nhận định thứ ba: nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá về cơ bản đã hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nhận định thứ tư: con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn.
- Nhận định thứ năm: xét trên tổng thể việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy trong quá trình thực hiện có một số khuyết điểm lệch lạc kéo dài dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác.
- Đại hội Đảng VIII đã rút ra 6 bài học chủ yếu:
+Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới, nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
+ Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của cả dân tộc.
+ Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.
+Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt.
*Ý nghĩa lịch sử của Đại hội VIII:
- Đại hội đã đi vào lịch sử như "Bước ngoặt chuyển đất nước ta sang thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước''.
- Đại hội thể hiện sự trưởng thành trong nhận thức của Đảng ta về con đường xây dựng CNXH ở Việt Nam.
- Đại hội thể hiện tính độc lập tự chủ, bản lĩnh vững vàng của Đảng ta trong hoàn cảnh CNXH trên thế giới rơi vào thoái trào.