Bản "Tuyên ngôn độc lập" là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những người con anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường.Ngày 19 tháng 8 năm 1945, tổng khởi nghĩa thắng lợi, chính quyền về tay nhân dân. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản "Tuyên ngôn độc lập"trước năm vạn nhân dân thủ đô Hà Nội.Bản "Tuyên ngôn độc lập" là kết quả của bao nhiêu máu đã đổ, bao nhiêu tính mệnh đã hi sinh của những người con anh dũng của Việt Nam trong nhà tù, trong trại tập trung, trong những hải đảo xa xôi, trên máy chém, trên chiến trường. Bản "Tuyên ngôn độc lập" là kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam" (Trần Dân Tiên).Mở đầu bản "Tuyên ngôn độc lập", Bác đã nêu lên "những lẽ pahỉ không ai chối cãi được". Bất ngờ nhất là "những lẽ phải" ấy Bác rút ra từ hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của nước Pháp và nước Mĩ. Không phải chỉ người Việt Nam, màngay cả người Mĩ cũng bàng hoàng khi nghe lời mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là một "lời bất hủ" trong bản Tuyênngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quỳen không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Để làm nổi bật tính phổ biến của những lẽ phải, Bác còn nêu lên một câu trong bản Tuyên ngôn NHân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".Bác mở đầu bản Tuyên ngôn như vậy vì mấy lẽ:Trước hết, bản "Tuyên ngôn độc lập" không phải nói với đồng bào trong nước mà còn tuyên bố trước nhân dân thế giới, tuyên bố cho bọn đế quốc thực dân đang lăm le cướp nước ta một lần nữa.Một lẽ nữa là Bác muốn cho nhân dân ta và nhân dân thế giới biết là dân tộc Việt Nam đứng về phía "lẽ phải", về phía văn minh của nhân loại.Bác lập luận như vậy còn là để sửa soạn kết tội thực dân Pháp.Những "lời bất hủ" trong bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp đã trở thành cơ sở pháp lí để Bác kết tội thực dân Pháp."Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa". Sau khi kết tội một cách khái quát như vậy đối với thực dân Pháp, Bác còn đi sâu vào từng mặt để lột mặt nạ bảo hộ của thực dân Pháp trước toàn thể nhân loại. "Về chính trị,chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào". Lối kể tội của tác giả hùng hồn và đanh thép. Cách lập luận trùng điệp như: "Chúng thi hành...", "Chúng lập ra...", "Chúng thẳng tay chém giết..." thể hiện được tội ác chồng chất của thực dân Pháp đối với nhân dân ta. Cách dùng hình ảnh của tác giả làm nổi bật sự tàn bạo của thực dân Pháp. "Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu".Về kinh tế, Bác cũng kết tội thực dân Pháp từ khái quát đến cụ thể:"Chúng bóc lột dân ta đến xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thồn, nước ta xơ xác, tiêu điều". Bác quan tâm đến tất cả các hạng người như "dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng", "chúng không cho các nhà tư sản ta ngócđầu lên". Lập luận như vậy là Bác muốn tranh thủ sự ủng hộ của khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc bảo vệ nền độc lập.Tội ác lớn nhất của thực dân Pháp là đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945: "Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thức dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói".Tác giả cũng không bỏ sót những tội ác khác của bọn thực dân Pháp như "trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật", tội "thẳng tay khủng bốViệt Minh hơn nữa", tội "giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng".Kết tội thực dân Pháp một cách hùng hồn và đanh thép như vậy, tác giả nhằmđạt được mấy ý nghĩa sau đây:Phơi bày bản chất tàn bạo, dã man của thực dân Pháp, lột mặt nạ "khai hoá", "bảo hộ" của chúng trước nhân dân toàn thế giới.Khơi dậy lòng căm thù của nhân dân ta đối với thực dân Pháp để nhân dân ta quyết tâm bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được.Tác giả biểu dương sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc chống thực dân phong kiến để giành lấy nền độc lập "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà".Biểu dương truyền thống bất khuất của dân tộc, tác giả nhằm kích thích tinh thần tự hào dân tộc, kích thích ý chí đấu tranh để nhân dân ta quyết tâm chống lại âm mưu của thực dân Pháp. Mặt khác, nhằm cảnh cáo những kẻ thù ngoại bang mà nguy hiểm nhất là đế quốc Pháp bấy giờ (thực dân Pháp chưa từ bỏ mộng "bảo hộ" nước ta một lần nữa). Đoạn văn này, tác giả diễn tả đầy hào khí. Chỉ có 9 chữ ("Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị"), Bác dựng lại cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động và cực kì oanh liệt của dân tộc ta. Lời tuyên bố của Bác thật là hùng hồn: "Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam".Bác cũng khéo léo tranh thủ sự ủng hộ của Đồng minh đối với nền độc lập mà dân tộc ta đã đổ xương máu để giành lại: "Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam".Sau khi trình bày những lí lẽ hùng hồn và đanh thép, thấu ló, đạt tình, Người tuyên bố độc lập: "Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".Với lời tuyên bố hùng hồn và đanh thép đó, một lần nữa, Người dẹp tan mối hoài nghi của một số người trong nước và nhân dân thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam. Người cũng nêu lên nhiệm vụ trọng đại của dân tộc ta trong giai đoạn này là "quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy"."Tuyên ngôn Độc lập" là kiệt tác của Hồ Chí Minh. Bằng tâm huyết và tài hoa, Người đã thể hiện được khí phách của cả một dân tộc đang vùng dậy chống đế quốc, thực dân phong kiến, giành độc lập tự do cho nước nhà. Với "Tuyên ngôn Độc lập", lần đầu tiên nước Việt Nam hiện diện trên trường quốc tế với tư cách là một nước tự do và độc lập và nhân dân thế giới cũng thấy được tinh thần quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc Việt Nam."Tuyên ngôn Độc lập" là một tác phẩm chính luận mẫu mực, kết cấu chặt chẽ, lí lẽ đanh thép hùng hồn, thấu tình đạt lí. Câu văn gọn gàng, trong sáng một cách kì lạ, thuyết phục người nghe, người đọc vừa bằng lí lẽ hùng hồn, vừa bằng hình ảnh sinh động. Và kì tài là Người giải quyết nhiều vấn đề trọng đại của lịch sử trong một bản Tuyên ngôn khoảng 1000 chữ.
BẠN ĐANG ĐỌC
Phân Tích Văn Học 12
Lãng mạnThời học sinh của tôi phải lao đao với những tác phẩm văn học khó, hiểu được nổi lòng của các bạn học sinh tôi xin phép đăng một số bài văn mẫu cho các bạn tham khảo. Những bài được đăng nhầm nâng cao khả năng cho học sinh và mục đích phi lợi nhuận...