Bài mẫu

1.6K 8 2
                                    

Trong xã hội hiện đại ngày nay, người phụ nữ có vai trò không thể thiếu trong mỗi gia đình. Ảnh hưởng của phụ nữ tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống, gia đình và xã hội. Nhưng trái ngược với hiện tại, người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa luôn phải chịu những bất công, ràng buộc của lễ giáo phong kiến...Họ hầu như không có quyền quyết định cuộc đời mình, chỉ biết cam chịu và phục tùng. Thông qua ba tác phẩm: " Bánh trôi nước", "Tự tình", Thương vợ" cúng ta sẽ làm rõ hình ảnh người phụ nữ đương thời và từ đó liên hệ với người phụ nữ hiện đại ngày nay.



Vì sao các tác giả lại viết về người phụ nữ ?

Thời xưa, dưới chế độ phong kiến suy tàn, mục nát, số phận người phụ nữ luôn bị vùi dập vào vũng lầy đau khổ, luôn bị trói buộc bởi xã hội bất công, nam quyền độc đoán, một xã hội "trọng nam khinh nữ" những người phụ nữ phải chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến "Tam tòng, tứ đức" :tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử .

Với bản lĩnh của mình và cũng là nạn nhân trong xã hội đó, Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn nói lên nỗi lòng của những người phụ nữ xưa. Đó là những người phụ nữ duyên dáng, xinh xắn nhưng luôn bị phân biệt đối xử thậm tệ,. Trước một xã hội bất công, cảnh ngộ người con gái giàu sức sống và hết sức tài hoa, nhưng trớ trêu cuộc đời thật bất hạnh, số phận lận đận gian truân:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Chiếc bánh trôi nước làm bằng bột nếp trắng tinh, mịn màng, tròn trịa và xinh xắn khiến người ta liên tưởng tới vẻ đẹp hồn nhiên, đầy đặn của những cô gái đương xuân. Bánh luộc trong nồi nước sôi, mấy lần chìm xuống nổi lên mới chín. Bột bánh trắng trong nổi rõ màu nâu đỏ của nhân làm bằng đường thẻ. Với đôi mắt và trái tim đa cảm, Hồ Xuân Hương đã nhận ra đằng sau những chi tiết rất thực ấy là cả một nỗi niềm thương thân trách phận của người phụ nữ. Tạo hóa sinh ra họ là để duy trì và phát triển sự sống của nhân loại, đồng thời làm đẹp cho đời. Vai trò của họ là vô cùng quan trọng, nhưng quan niệm thiên vị đến mức lệch lạc trong xã hội phong kiến đã cố tình phủ nhận điều đó. Nào là: Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Nữ nhân ngoại tộc.
Những quan niệm khắt khe, cổ hủ ấy đã tước đoạt điều quý giá nhất là được tự do sống đúng với con người mình và đáng sợ hơn là nó biến người phụ nữ thành cái bóng mờ nhạt trong suốt cuộc đời. Họ tồn tại chứ không phải là sống theo đúng nghĩa tích cực của từ đó. Chẳng khác gì những chiếc bánh trôi nước, rắn, nát, méo, tròn hoàn toàn do tay kẻ nặn.

Ngoài ra họ cũng gặp nhiều đau khổ, lận đận, tình duyên trắc trở, chịu cuộc đời làm lẻ, số phận hẩm hiu, éo le. những người phụ nữ chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến,  một chế độ đa thê.... không có quyền lựa chọn hạnh phúc của đời mình và luôn khát khao hạnh phúc lứa đôi. Ở bài thơ Tự tình II, Hồ Xuân Hương đã bộc bạch tâm trạng bức xúc cao độ của bản thân, đồng thời cũng là tâm trạng chung của bao phụ nữ cùng cảnh ngộ trong xã hội phong kiến:

"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non."

Một tâm trạng buồn đau, oán hận, cô độc, trong màn đêm vắng lặng. Sự bẽ bàng, tủi hổ, dầu dãi cay đắng là nỗi đau của Hồ Xuân Hương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Bước đi thời gian trôi nhanh gấp gáp hối hả như kéo dài vô tận, Khi thời gian cứ lướt qua càng lúc càng dồn dập thì cũng là lúc "hồng nhan'' ngày một trơ ra với đời. "Hồng nhan" để làm gì khi nữa đêm phải tĩnh giấc trong cái trống trãi, lặng lẽo đến đắng cay? "Hồng nhan" để làm gì khi nó đâu phải là vĩnh cữu mà sẽ nhanh chóng vỡ tan theo từng nhịp trống dồn. Câu thơ như lời đay nghiến, mỉa mai chính bản thân mình, đáng thương cho những người phụ nữ đương thời bị đè nén, áp bức với những thủ tục phong kiến đến mức xơ xác, héo mòn cả một phận hồng nhan. Đó còn là nỗi đau vì cô quạnh, thiếu vắng hạnh phúc lứa đôi, không người yêu thương, thông cảm.

Làm rõ hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua ba tác phẩm: Tự Tình, Thương Vợ..Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ