Đại Nam Chính Biên Liệt Truyện - Lời tâu của sử quán

355 2 0
                                    


Lũ thần là Tổng tài, Toàn tu quán cẩn tâu việc khâm tu Liệt truyện tiền biên đã xong, xin san khắc để tỏ pháp điển tất.

Lũ thần trộm nghĩ: nước có sử là để tỏ quy mô thể thống một đời, sử có truyện là để thuật gốc ngọn trước sau một người. Cho nên làm sử có bốn thể(1) thì truyện là một. Trong thì hậu phi, hoàng tử, công chúa, tôn thất; ngoài thì các bề tôi, các tuần lại(2), văn học, trung nghĩa cho đến ẩn dật, cao tăng và khốc lại(3), nghịch thần, gian thần đều xếp từng loại mà biên vào để giữ tích cũ, làm gương khuyên răn.

(1) Sử có bốn thể: Tư Mã Thiên viết Sử ký chia làm năm môn loại là Bản kỷ, Thế gia, Biểu, Thư, Liệt truyện. Đến khi Ban Cố soạn Hán Thư, nhập loại Thế gia vào Liệt truyện nên chỉ còn bốn thể.

(2) ) Tuần lại: quan lại tốt.

(3) Khốc lại: quan lại tàn bạo.

Kính nghĩ: nhà nước ta được lòng trời thương, Thái Tổ Gia Dụ Hoàng Đế gây nền cõi Nam, thần truyền thánh nối, hơn hai trăm năm, đức tốt công to, kỷ cương rộng, công dụng lớn đã rõ ràng ở sử sách. Song một đời có tôi hiền một đời, một người có sự trạng một người. Dầu đời đã xa, sự tích thiếu sót nhiều, nhưng nếu còn được một, hai phần cũng đủ để cho đời sau soi xét.

Thiệu Trị năm thứ nhất (1841) kính soạn Thực lục tiền biên về liệt thánh(4) đã được sắc dụ tận mặt rằng nên soạn Liệt truyện luôn thể. Lũ thần đã thông tư đi các địa phương tra hỏi sự tích, lại tham khảo thực lục và rộng nghe cả lời truyền ngôn hết lòng bàn định sắp xếp biên tập thành sách. Đầu từ truyện các hậu, phi, thứ đến truyện các hoàng tử, các công chúa, thứ nữa đến các bề tôi rồi đến truyện các người ẩn dật, truyện cao tăng, cuối cùng phụ lục truyện nghịch thần, gian thần gồm có 7 mục, cộng 6 quyển. Đã đem bản mẫu tiến trình, được châu phê rằng "đã xem rồi, cho kiểm cứu lại, in ra, để truyền đời sau. Khâm thử !"

(4) Chỉ các chúa Nguyễn trướcđời Gia Long.

Lũ thần hết lòng nghiên cứu, cũng có xét ra được chỗ thiếu sót, đã sửa lại và hổ sung. Xin giao cho thợ khắc in. Sau này, Liệt truyện chính biên làm xong sẽ xin tiến trình tiếp tục khắc in. Về công việc san nhuận lần này xin do những viên phần việc đứng làm.

Nay cẩn tấu

Tự Đức năm thứ 5 (1852) tháng 3 ngày 29, đề.

Chỉ truyền: "Hữu ty chọn ngày tốt, giao khắc in, rồi do Sử quán kiểm kỹ, đóng thành quyển để truyền đời sau. Còn mọi việc khác đều chuẩn y lời tâu".

(Tên bầy tôi làm lời tâu):

Trương Đăng Quế, Hà Duy Phiên, Lâm Duy Nghĩa, Tô Trân, Phạm Hữu Nghịi Nguyễn Hữu Tố, Phạm Bá Thiều, Trần Trứ, Bùi Quỹ.

PHÀM LỆ

1. Đầu chép hậu phi, thứ đến hoàng tử, công chúa, là tr885;ng thứ bậc nhân luân; kế đến các bề tôi là nêu công lao sự nghiệp; thứ nữa đến các người ẩn dật là nêu những người điềm đạm từ tốn; thứ nữa đến các cao tăng chép cho đủ; cuối cùng đến các nghịch thần, gian thần, là răn đe kẻ ác.

Đại Nam Chính Biên Liệt TruyệnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ