Trong điều kiện quốc tế ngày nay khi quá trình hội nhập ngày càng được xúc tiến nhanh, ngoại giao đa phương ngày càng giữ một vị trí quan trọng, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của đất nước trên thế giới.
Cho đến nay, Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Việt Nam đã hoạt động tích cực với vai trò ngày càng tăng tại Liên hợp quốc (ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng chấp hành UNDP, UNFPA và UPU...), phát huy vai trò thành viên tích cực của phong trào Không liên kết, Cộng đồng các nước có sử dụng tiếng Pháp, ASEAN ... Có thể nói ngoại giao đa phương là một điểm sáng trong hoạt động ngoại giao thời đổi mới. Những kết quả đạt được trong mối quan hệ đan xen này đã củng cố và nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, tạo ra thế cơ động linh hoạt trong quan hệ quốc tế, có lợi cho việc bảo vệ độc lập tự chủ và an ninh cũng như công cuộc xây dựng đất nước.Một số tổ chức tiêu biểu:
- 15/9/1976, Việt Nam trở thành thành viên chính thức Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
- 21/9/1976, Thành viên chính thức của Ngân hàng Thế Giới (WB).
- 23/9/1976, gia nhập Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) .
- 20/9/1977, thành viên 149 Liên Hợp Quốc.
- 29/6/1978, gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (khối SEV).
- 28/7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996.
- 3/1996, tham gia sáng lập diễn đàn hợp tác Á - Âu ( ASEM).
- 11/1998, được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
- 11/01/2007, chính thức trở thành thành viên số 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
BẠN ĐANG ĐỌC
Ôn thi đường lối cách mạng trắc nghiệm
Ficción históricaSo Sánh tư duy của Đảng về quan hệ sản xuất trước đổi mới và sau đổi mới & một số part nhỏ. Phần đại hội phải tự học hết :v