Câu chuyện thứ ba - Chuyện tình bún ốc.
Với câu chuyện này thì chúng ta lại trở
về với cái ấp Soshi nhỏ bé hiền
lành.Nếu ở chuyện của cô Mi Young điểm nhấn
là những đồng ruộng bao la,những căn
nhà xưa cùng lũy tre làng thân thương
thì ở câu chuyện này chúng ta sẽ được
về lại chợ làng quê với những thúng những nia
trong tiếng rao và tiếng trả giá rộn ràng,một
nét văn hóa đậm chất Nam bộ.
"Chị bảy chị bảy,mua dùm em ký chôm chôm chị
bảy!!"
"Cô hai à,cá chỗ tui là hồi sáng
thằng Tí nó đi bắt ngoài ruộng về đó,cô
coi coi,đầu nhỏ xíu,vảy nhỏ mà nhuyễn quá
trời luôn nè,mua về chiên ăn là
hết sảy!"
"Chị em với nhau không mà...mà thằng
tám dạo này sao rồi thím?"
"Bớt mấy ngàn đi,bớt lần sau tui mua tiếp"
Nếu bạn là một trong những đứa con nít sinh ra
và lớn lên ở thành phố,tác giả khuyên bạn hãy
bằng mọi cách mà đi chợ quê một lần
đi.Chợ miền quê không chỉ là nơi mua bán
mà còn là nơi để mọi người nói
chuyện,mở lòng với nhau,từ chuyện con
trâu,mảnh ruộng cho tới chuyện cưới xin trong xóm.Tất cả
cứ ồn ã, xôn xao và đậm đà tình làng, nghĩa xóm. Bởi thế,
người xưa đã từng ao ước:
"Muốn cho gần chợ mà chơi
Gần sông tắm mát, gần nơi đi về".
Có vẻ như tác giả đã PR cho bộ du lịch miền nam
hơi bị nhiều.Cái chuyện chính ở đây là những
mối lương duyên làng quê cũng thường
là nhờ chợ mà ra.Như hai nhân vật
chính của chúng ta chẳng hạn.
Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng chủ
nhật đẹp trời nọ tại chợ Cây Dừa ấp
Soshi,giữa những âm thanh thân thương miền quê
chân chất,lâu lâu người ta lại nghe tiếng ai đó kêu.
"Gạo!Cho thêm hai tô đi em!"
"Gạo à qua lấy tô về nè con!!"
"Chị Gạo cho em hai bịch không bỏ huyết đi chị Gạo"