Một lần xảy ra chuyện người gác đèn biển ở Axpinoan - một nơi không xa Panama - bị mất tích. Chuyện đó xảy ra trong cơn bão nên người ta cho rằng có lẽ kẻ xấu số nọ đã bị sóng cuốn đi khi lần ra mép nước của đảo đá đặt tháp đèn. Điều đó càng có vẻ có lý, vì ngày hôm sau người ta không tìm thấy chiếc xuồng con mà ông ta vẫn thường xuyên buộc ở kẽm đá. Cần phải tìm ngay người thay chân gác đèn bị khuyết, bởi ngọn đèn biển này có ý nghĩa không nhỏ đối với giao thông trong vùng cũng như dối với bè chạy từ Niu York đến Panama. Vịnh Muỗi vốn lắm doi cát và bãi cạn, tìm luồng lạch ban ngày còn khó, huống hồ ban đêm, nhất là giữa những lớp mù thường bao phủ vùng biển nhiệt đới bị mặt trời liên tục hun nóng nơi đây. Khi ấy đối với số đông tàu bè, ngọn đèn biển trở thành người chỉ đường duy nhất. Mối lo tìm người gác đèn thay thế đổ xuống đầu viên lãnh sự Hợp chủng quốc Hoa Kì ở Panama, mà đó là mối lo chẳng nhỏ nhoi gì, bởi lẽ thứ nhất là phải tìm bằng được người thay thế trong vòng mười hai tiếng đồng hồ, thứ hai, người thay thế phải là người đặc biệt mẫn cán, không phải ai cũng có thể nhận được, và sau nữa, hiện chẳng có ma nào tình nguyện ứng cử vào chân ấy. Cuộc sống trên tháp đèn vô cùng khắc khổ, chí ít cũng chẳng hấp dẫn gì đối với dân miền Nam rỗng tuếch vốn ưa thích phiêu lãng tự do. Người gác đèn biển chẳng khác chi tù nhân. Trừ chủ nhật, anh ta không được phép rời khỏi cái đảo đá của mình. Mỗi ngày một lần, thuyền từ Axpinoan chở ra đảo lương ăn và nước uống rồi lại rời đi ngay, và khi ấy, cả cái đảo đá rộng chừng một mẫu ấy không còn có một bóng người nào khác. Người gác đèn sống ngay trong lòng tháp đèn và tự lo liệu lấy. Ban ngày trông theo phong vũ biểu mà treo cờ hiệu các màu để báo thời tiết, ban đêm thì đốt đèn. Kể ra, đó cũng không phải là công việc nặng nhọc gì, nếu như không phải ngày vài lần leo những hơn bốn trăm bậc trên cái cầu thang cao ngất trôn ốc lên đỉnh tháp. Nói chung, đó là cuộc sống như trong tu viện, mà còn tệ hơn cả tu viện, bởi lã người gác đèn chỉ trần mỗi một thân một mình.
Vì vậy, cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu ngài lãnh sự Fancônbritgiơ lo nghĩ không biết tìm đâu cho ra người gác đèn thay thế cho kẻ bạc phận, và cũng dễ hiểu niềm vui sướng của ngài khi ngay trong ngày hôm ấy tự nhiên có một người tìm đến xin nhận chân gác đèn. Đó là một ông lão tuổi ngoại bảy mươi, song nom vẫn ngoắc thước khỏe mạnh, lưng vẫn thẳng, dáng dấp có vẻ con nhà binh. Tóc ông lão đã bạc trắng, nước da bánh mật như người Krêôn song cứ theo màu đôi mắt mà suy thì chắc chắn, ông không phải người phương Nam. Vẻ mặt ông trầm ngâm, đầy u ẩn, song trung hậu. Thoạt trông, ngài Fancônbritgiơ đã thấy hài lòng, song ngài vẫn có nhiệm vụ thẩm tra người xin việc, vì vậy đã diễn ra cuộc đối thoại sau đây:
- Quê ông ở đâu?
- Thưa, tôi người Ba Lan.
- Từ trước đến nay ông làm nghề gì?
- Thưa ngài, tôi đi tìm việc.
- Người gác đèn phải là người thích ngồi yên một chỗ kia đấy.
BẠN ĐANG ĐỌC
Người gác đèn biển (Henryk Sienkievich)
Historia CortaThe Nobel Prize Collected Best Short Stories Truyện ngắn này viết dựa theo một chuyện có thật mà J.Horain đã kể trong một bức thư từ Mỹ về