Chương 1
PHẦN 1
CHƯƠNG 1: NHIỄU
Tháng mười một năm Canh Thân, Đại Bảo nguyên niên [1], đoàn tháp tùng nhà vua du ngoạn xuống phía Nam khi ngang qua xã Bố Vệ, huyện Đông Sơ [2] thì trời vừa sẩm tối. Từ trong kiệu lớn vén mành nhìn ra, thấy bên ngoài đã không còn nhìn rõ mặt người, Hoàng thượng liền ra lệnh cho đoàn người ngừng di chuyển. Viên Nội quan Đinh Phúc nhìn bao quát xung quanh, thấy đồng quê vắng vẻ không bóng người qua lại, chỉ có tiếng quạ kêu xế chiều não nề, cảm thấy không yên tâm liền đưa ra lời can ngăn với nhà vua:
"Bẩm Hoàng thượng, chỗ này cách tư dinh của Chuyển vận sứ [3] huyện Đông Sơn không còn bao xa, cứ đi thong thả cũng chỉ mất nửa canh giờ. Nô tài nghĩ ấy mới là chốn dừng chân an toàn. Nơi thôn xóm nghèo nàn này vừa vắng vẻ, vừa ảm đạm, tiết trời hiện giờ lại đang giữa đông, nghỉ lại ngoài trời với Long thể mà nói là việc không tốt".
[1] Đại Bảo: Niên hiệu của Lê Thái Tóng, vị vua thứ hai của triều Lê Sơ. dùng từ năm 1440 đến 1442. Đại Bảo nguyên niên là năm thứ nhất cứa niôn hiệu Đại Bảo. Trong cuốn Các triều đại Việt Nam, NXB Thanh Niên, tác giả Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng ghi Lê Thái Tông lấy niên hiệu Đại Bảo từ năm 1439 đến năm 1442.
[2] Xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn: Nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.
[3] Chuyển vận sứ: Chức quan đứng đầu mệt huyện, được vua Lê Thái Tổ đưa vào quan chế nhà Hậu Lê. Đến năm Quang Thuận thứ bảy, tức năm Bính Tbất (1466), dưới thời vua Lê Thánh Tông, chức quan này được đổi thành "Tri huyện".
Vị vua trẻ bước hẳn ra ngoài kiệu, vươn người uể oải, xua tay mà rằng:
"Thôi đi, đối với trẫm bây giờ một khắc cũng là quá dài! Hãy mau dựng trại đốt lửa!"
''Bẩm Hoàng thượng..."
"Trẫm vừa mệt, vừa đói không muốn đôi co với ngươi nữa!" — Người lạnh nhạt cắt ngang.
Đinh Phúc đành giấu tiếng thở dài, tất tả chạy đi lo liệu công việc. Xem ra Hoàng thượng thực lòng tin tưởng đám thị vệ tinh nhuệ đem theo nhưng Đinh Phúc thì không thể suy nghĩ đơn giản, nhẹ nhàng như thế. Tính mạng của chủ nhân liên quan trực tiếp đến mạng sống của ông ta mà ông ta thì yêu quý cái mạng của mình vô cùng. Dù chỉ là một thái giám, cái kẻ đàn bà không phải, đàn ông chẳng còn, cuộc sống vốn chẳng có mục đích gì rõ rệt ngoài việc ngày ngày làm thân tôi tớ mua vui cho Hoàng thượng nhưng ông ta tuyệt đối không vì thế mà cảm thấy chán ghét bản thân mình. Ớ vị trí kề cận đấng chí tôn, vinh hoa phú quý trong cái cuộc đời này ông ta đã có cả, so với đấng mày râu chân chính, cái ông ta thiếu chỉ là chút hơi ấm đàn bà nhưng cái đó thì có gì quan trọng? Đàn bà cũng giống như ngọc ngà châu báu, vốn là thứ trang sức bên ngoài, càng đẹp thì càng đáng giá, càng làm tôn lên địa vị của kẻ đeo chúng trên người, phô chúng ra ngoài. Nhưng suy đi tính lại, thậm chí đàn bà lại chẳng bằng những món châu ngọc đắt tiền ấy. Châu ngọc vốn càng để lâu càng sáng, còn đàn bà càng già càng mất giá. Châu ngọc thích thì đeo lên, chán thì cất đi, đàn bà muốn trưng ra phải cho ăn, cho mặc, phải ghẹo cười, phải nịnh nọt. Châu ngọc trăm năm hay vạn năm cũng chỉ là thứ vô tri, câm lặng, còn đàn bà, cái miệng không biết phân biệt nặng nhẹ, đôi khi có thể gây ra cả mối họa diệt vong.