Hãy thôi căm ghét bản thân!

1.1K 40 1
                                    


Gần đây, chúng ta đã được cảnh báo về khả năng chứng ái kỉ (narcissism) có thể trở thành một bệnh dịch nghiêm trọng ở nước ta. Tuy nhiên, tôi thì tin rằng chính người em kế xấu xa của chứng ái kỉ mới thật sự là tác nhân gây ra nhiều vấn đề nhất đến cuộc sống mọi người. Sự (self-hatred) không phải thứ để chúng ta khoe khoang. Chúng ta thường giấu nhẹm nó đi giống như "thiếu tự tin" hay "xem thường bản thân". Sự thật rành rành đó là phần lớn thời gian chúng ta dành ra để thù ghét bản thân. Suốt một ngày, chúng ta va phải chướng ngại của những suy nghĩ tiêu cực nhưng nó mềm mại đến mức chúng ta còn chẳng biết chúng ta va phải nó. Chứng ái kỉ có thể là một sự bù trừ cho sự thiếu tự tin, nhưng sâu thẳm, chúng ta là kẻ thù truyền kiếp của chính mình.

Khi nói về sự thù ghét bản thân ở tuổi trẻ thì những con số thống kê có vẻ tiết lộ khá nhiều. Một nghiên cứu trên 3000 cô gái lứa tuổi thanh niên đã chỉ ra 7/10 trong số đó tin rằng họ chưa hài lòng về bản thân. Họ cảm thấy họ chưa hài lòng về ngoại hình, kết quả học tập và những mối quan hệ cá nhân. Một nghiên cứu tương tự chỉ ra 75% những cô gái hay tự ti thường có liên quan đến những "hoạt động thiếu lành mạnh" như rối loạn ăn uống, tự hành xác, bạo hành học đường, hút sách, hoặc rượu chè khi họ cảm thấy tệ về bản thân. Nhưng ngược lại với những gì thường được báo cáo, không phải chỉ có những người trẻ mới phải vật lộn với vấn đề lòng tự trọng (self-esteem). Năm 2011, tổ chức tâm lý học Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu rằng trong khi lòng tự trọng ngày càng tốt hơn trong lứa tuổi thiếu niên và tăng dần trong giai đoạn đầu trưởng thành, thì "không có sự khác biệt lớn về lòng tự trọng trong những giai đoạn này ở cả nam và nữ."

Sự thật là, chúng ta không cần những nghiên cứu để thấy rằng lòng tự trọng thấp rõ ràng đang là vấn đề tồn tại trong xã hội hiện nay. Hãy thử nói chuyện với một đứa tuổi teen, hoặc đứa trẻ nhỏ về vấn đề này, và hỏi chúng rằng liệu chúng có điểm nào đáng bị đánh giá từ bản thân. Kết quả là bạn sẽ thấy sốc. Tôi chưa gặp một đứa trẻ nào mà không thủ sẵn một danh sách dài như danh sách giặt ủi mà chúng tự đánh giá tiêu cực về bản thân và sẵn sàng sổ ra khi cần."Tôi béo ú" "Tôi phiền phức" "Những đứa khác không thích tôi" "Bố mẹ thất vọng về tôi". Những niềm tin tiềm tàng này không mất đi khi chúng lớn lên. Sự thật thì, điều mà cha tôi, tiến sĩ Robert Firestone và tôi đã tìm ra trong 30 năm nghiên cứu đó là những suy nghĩ này ảnh hưởng đến chúng ta trong mọi lĩnh vực cuộc sống, tạo ra cái thứ mà chúng ta thường gọi là "tiếng thì thầm bên trong". Chúng ta cũng có thể sẽ truyền "tiếng thì thầm" này cho những thế hệ sau. Tiếng nói này đến từ đâu, tại sao nó tồn tại và chúng ta có thể làm gì với nó chính là chủ đề chính trong cuốn sách của chúng tôi Làm chủ giọng nói chỉ trích bên trong () và hội thảo trực tuyến "Hãy dừng việc thù ghét bản thân: Phương pháp để chế ngự lời chỉ trích bên trong" (). Ở đây, tôi sẽ tóm tắt ngắn gọn nguyên nhân và ảnh hưởng của những suy nghĩ tự ghét mình này và giới thiệu cho bạn một phương pháp để vượt qua chúng.

LÒNG CĂM GHÉT BẢN THÂN ĐẾN TỪ ĐÂU?

Có hai khía cạnh ảnh hưởng lớn đến sự tự nhận thức bản thân. Đầu tiên đó là cách mà cha mẹ hay người nuôi dưỡng nhìn nhận và đối xử với chúng ta. Thứ hai là cách mà những người có ảnh hưởng này nhìn nhận về bản thân họ. Cha mẹ cũng là con người, cho nên họ không hoàn hảo. Họ cũng yêu và ghét chính mình, và họ truyền lại những cảm giác này cho đời sau của họ (con cái họ).

Psychology Solution - Giải pháp tâm lýNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ