Đây là bài gộp: Tại sao không nên nói " vui lên đi "với người đang buồn + 12 mặt tích cực của nỗi buồn
+ Tại sao không nên nói " vui lên đi" với người đang buồn
Nghiên cứu mới đã chỉ ra, kể cả khi những lời đó được truyền tải với mục đích tốt, nó có thể là công thức làm tăng thêm nỗi buồn.
Có gì còn khó chịu hơn chuyện cứ bị nói là vui lên đi, nghĩ tích cực hơn đi khi bạn đang buồn? Thật ra, có một thứ đó còn phiền hơn, đó là chiếc giỏ "", nó là một thứ đáng ghét khó chịu nhất mà con người tạo ra. Nhưng cụm từ "vui lên nào" theo sát sau đó, phần lớn là nhờ vào sự vô nghĩa của nó: nếu bạn có sự lựa chọn để vui lên, thì bạn đã làm nó từ lâu rồi.
Đó là điều cực kỳ vô ích khi nói với một người đang trầm cảm, và cũng là lý do tại sao mà tờ báo Daily Mail lại gây ra rất nhiều tranh cãi và giận dữ mỗi khi đăng vài bài trong mục troll tranh luận rằng người mắc trầm cảm nên tự vui lên và cố gắng vượt qua (Ờ, thật ra đó cũng là lý do Daily Mail lập ra cái mục troll đó). Và đây cũng là một điều cực kỳ ghê tởm khi nó được dùng để trêu chọc những người phụ nữ bị quấy rối ở nơi công cộng.
Nhưng một nghiên cứu mới ở Canada được đăng trên tờ tạp chí Tâm Lý Tính Cách và Xã Hội, đã nhấn mạnh rằng, việc nói với người khác rằng hãy nhìn vào mặt tích cực là không nên và phản tác dụng kể cả khi nó được truyền tải với mục đích tốt đến thế nào đi chăng nữa. Những nhà nghiên cứu, dẫn dắt bởi Denise Marigold của trường Đại Học Waterloo không tìm được bằng chứng nào cho thấy việc "định hình lại sự tích cực" (positive reframing) có ích với những người có lòng tự tôn thấp – những người thường là mục tiêu của liệu pháp "vui lên nào".
Ngược lại, trong những cuộc thí nghiệm với những tình huống tưởng tượng, những câu hỏi và những sự nhập vai vào nhiều người khác nhau, những người này tiết lộ rằng họ không hề chào đón việc định hình lại sự tích cực. Thay vào đó, họ muốn "xác nhận sự tiêu cực" (negative validation)- những lời chia sẻ khuyến khích họ, khiến họ cảm giác rằng không có gì sai trái với việc bộc lộ cảm xúc tiêu cực cả. Đồng thời, những người ủng hộ họ cũng sẽ thu được kết quả tốt hơn khi từ bỏ lối tiếp cận tích cực. Cố gắng nâng cảm xúc của một người lên chỉ khiến họ càng thêm hoảng loạn và càng cảm thấy bản thân tệ hơn mà thôi.
Những nhà nghiên cứu giải thích kết quả họ tìm được thông qua học thuyết "sự tự xác nhận bản thân" (self-verification), giải thích rằng con người thường cố gắng giữ nguyên những góc nhìn về bản thân họ, kể cả khi những góc nhìn ấy chẳng tốt đẹp hay vui vẻ gì.
"Khi những người cung cấp sự ủng hộ về mặt cảm xúc chấp nhận sự tiêu cực của người thân hay bạn bè, họ truyền đạt được sự thấu hiểu và chấp nhận những suy nghĩ tiêu cực, và cảm nhận liên kết với kinh nghiệm của những người nhận được sự ủng hộ đó, khiến cho những người có lòng tự tôn thấp cảm giác rằng người ủng hộ họ thật sự hiểu được con người họ."
Nghiên cứu này khiến tôi vui rất nhiều, bởi vì đây chính là một bằng chứng khác ủng hộ suy nghĩ mà tôi đã từng thảo luận rất nhiều lần, đó chính là "suy nghĩ tích cực" luôn luôn phản tác dụng và bạn cần nên cân nhắc không nên tin bất cứ ai khuyến khích phương thức này. Trong trường hợp ở đây, lời khuyên nhủ tích cực đến từ những người khác thường có tác dụng ngược lại với những gì họ mong muốn. Nhưng một nghiên cứu vào năm 2009 ở cùng trường đại học (Waterloo) đưa ra giả thuyết rằng mọi thứ chẳng hề khá hơn chút nào khi chính bạn tự nhủ bản thân vui vẻ hơn. Trong cuộc thí nghiệm với những câu tự khẳng định bản thân như "Mình là một người dễ thương", những người có lòng tự tôn thấp thường cảm thấy tệ hại hơn khi họ không dùng những câu tự khẳng định này.
![](https://img.wattpad.com/cover/93609460-288-k185257.jpg)
BẠN ĐANG ĐỌC
Psychology Solution - Giải pháp tâm lý
Ficção CientíficaSưu tầm những giải pháp tâm lý có ích cho cuộc sống -Sưu tầm - Về chương này mình sẽ sưu tầm những bài về tâm lý con người, tâm lý xã hội và một số bài có ích cho việc self hlep vừa giúp mọi người hiểu thêm về con người, xã hội vừa đồng thời giúp h...