Vào một ngày lạnh lẽo cuối mùa đông, ba tôi mất đã hơn một tuần. Tôi lặng lẽ tra khóa, mở cửa căn phòng nhỏ ở góc nhà, căn phòng mà ngày xưa chỉ một mình ba tôi được bước vào, ông nói đó là căn phòng kỷ niệm của ông. Nếu thật là kỷ niệm thì chắc đó là một kỷ niệm buồn, vì mỗi năm ông chỉ vào phòng đó một ngày duy nhất vào ngày cuối tháng 11, ông nhốt mình vào đó cả buổi chiều và lúc ra mang theo đôi mắt đượm buồn. Tôi quả thật rất ngạc nhiên khi cửa phòng mở ra, vì trong đây cũng không có đồ đạc gì nhiều, chỉ có một cái bàn nhỏ được kê ở góc phòng. Trên bàn là một con kuma đang tựa vào một bức ảnh, trong ảnh là một thiếu niên với nụ cười rạng rỡ, lấp ló bên khóe môi là một đôi đồng điếu. Người này đối với tôi cũng không xa lạ gì, đây là ảnh hồi trẻ của chú Dịch. Qua lời kể của mẹ tôi biết được rằng, khi còn là những thiếu niên tràn đầy sức trẻ ba tôi, cùng chú Vương, Dịch lập thành một nhóm nhạc lấy tên là TFBOYS. Tuy nhiên tôi chưa từng nghe ba tôi nhắc đến 2 chú, khi tôi hỏi thì cũng trả lời qua loa là lâu rồi không liên lạc nữa, nên cũng không nhớ rõ lắm. Căn phòng này kể từ khi ba tôi lâm bệnh đến khi ông qua đời không ai dọn dẹp lớp bụi mỏng đã bắt đầu phủ lên. Trên bàn ngoài con gấu nâu, khung ảnh chú Dịch và một hộp nhỏ màu đỏ ra thì chính là rất nhiều sách. À mà cũng không giống lắm, tôi đưa tay nâng quyển sách ở trên cùng lên, tay phủi nhẹ lớp bụi trên đó. Tôi cảm thấy nó đặc biệt khác so với những cuốn còn lại. Từ màu sắc đến hình dáng. Tôi qua loa lật vài trang xem, cơ mang đều là chữ với chữ, đây đều là chữ viết tay của ba tôi. Nếu tôi đoán không lầm thì đây chính là hồi ký. Kỷ niệm thời trẻ của ông chăng?
"Tôi đã từng nghĩ mình là một thiếu niên mang đầy khát vọng và hoài bão, có thể dùng mọi cách để được đứng trên mọi người nhưng kể từ khi gặp em tôi đã học được cách nhường nhịn và chở che, kể cũng lạ 1 thiếu niên đầy kiên cường và nhiệt huyết như em cần gì đến tôi chở che? Ấy vậy mà tôi vẫn làm. Thậm chí có lúc tôi nghĩ mình có thể dùng cả đời để chỉ đứng sau em..."
Tôi thoáng nghĩ không lẽ đây là mối tình dang dở của ba tôi. Tôi không biết, và cũng chưa bao giờ nghĩ tới.
"Tất cả sự dịu dàng mà tôi có đều đặt trên người em. Tôi từng nói tôi sẽ đợi em, nhưng hình như em chẳng bao giờ cho tôi cơ hội được "đợi", em luôn lướt qua tôi, thôi thì tôi sẽ đứng sau em, chỉ cần quay lại là có thể nhìn thấy tôi"
Tôi không đọc tiếp mà lướt nhanh về những trang cuối.
"Nói sao đây? Chỉ là hôm nay em cùng tôi chơi bóng, đi xem phim tôi thích, đến nhà sách. Em dẫn tôi rong rủi khắp các dãy phố ở Bắc Kinh, tôi vui lắm. Nhưng trong lòng lại xuất hiện nhiều nỗi bất an. Thật sự vậy. Em hỏi có phải tôi thích em, tôi gật đầu. Em nói em cũng thích tôi, nhưng chúng tôi không thể. Mãi mãi không thể. Em ôm lấy tôi, đặt lên môi tôi một nụ hôn nhẹ trước khi rời còn nói một câu: mãi mãi là bằng hữu tốt, rồi nhanh chóng rời đi. Hay cho một câu bằng hữu."
"Em là chấp niệm mà cả đời tôi không thể buông bỏ Dịch Dương Thiên Tỉ"
Tôi nghĩ cuốn hồi ký chỉ đến đây thôi, nhưng nhìn qua trang mới tim tôi thắt lại
"Hôm nay tôi có tin về em gửi từ Na-uy xa xôi. Em đã mất. Em ra đi trong sự cô độc, chỉ có một vài người bạn đưa tiễn, không gia đình, không con cái. Vậy ra em là người quyết định từ bỏ nhưng đến cuối cùng vẫn không thể buông?"
Ngày tháng được ghi trên dòng cuối cùng chính là 1 tuần trước khi cha tôi bệnh nặng rồi qua đời. Cả hai người đến cuối cùng vẫn không thể buông bỏ.
Tôi để hồi ký sang một bên tiếp tục xem những thứ khác. Phía dưới, dưới nữa, tất cả đều là photobook, đều là tên một người "Dịch Dương Thiên Tỉ" dưới mỗi bức hình đều được một nét bút tỉ mỉ ghi vào địa điểm, ngày tháng được chụp. Trong tất cả hình ảnh đó tôi bắt gặp một logo hình cừu rất dễ thương, ghi chú bên trên là số lượng có hạn. Tôi mở tiếp hộp đỏ ra thì bên trong chắc khoảng vài chục con cừu như hình tôi mới gặp, số lượng có hạn mà ba tôi có thể sở hữu vài chục con thật có bản lĩnh đi?
Quét dọn sạch bụi trong căn phòng tôi trở ra. Liệu đây có phải là cái mà trước khi mất mẹ tôi đã nói "ba con không phải cố tình lạnh nhạt với mẹ, ông ấy có nỗi khổ riêng, rồi có ngày con sẽ hiểu, mẹ mong con sẽ cảm thông cho ba con"
Tôi tự hỏi mình có phải cũng là một phần trong chấp niệm đó khi "đồng điếu của con thật đẹp Thiên Hy". Nhớ lại lúc xưa mỗi khi ba nói câu này mắt mẹ nhuộm một màu đượm buồn, tôi thấy thương mẹ, thương ba, cũng thương cho chú Dịch, trong chuyện này ai cũng là người đau khổ.
"Trong đời người đáng sợ nhất không phải từ bỏ hay không từ bỏ, mà là lòng không thể buông, chỉ có thể một đời đau khổ"
Mong kiếp sau ba người sẽ hạnh phúc hơn.
~Vole~
12/4/2017
