Chương 1: TÂM LÍ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

1.2K 8 0
                                    

1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển tâm líhọc
1.1. Những tư tưởng tâm lí học thời cổ đại

Loài người ra đời trên Trái Đất này mới đượckhoảng 10 vạn năm - con người trí khôn có một cuộcsống có lí trí, tuy buổi đầu còn rất sơ khai, mông muội.
Trong các di chỉ của người nguyên thuỷ,người ta thấy những bằng cứ chứng tỏ đã có quanniệm về cuộc sống của "hồn", "phách" sau cái chết củathể xác. Trong các bản văn tự đầu tiên từ thời cổ đại,trong các kinh ở ấn Độ đã có những nhận xét về tínhchất của "hồn", đã có những ý tưởng tiền khoa học vềtâm lí.
- Khổng Tử (551 - 479 TCN) nói đến chữ"tâm" của con người là "nhân, trí, dũng", về sau học tròcủa Khổng Tử nêu thành "nhân, lễ, nghĩa, trí, tín".
- Nhà hiền triết Hi Lạp cổ đại là Xôcrát (469-399 TCN) đã tuyên bố câu châm ngôn nổi tiếng "Hãytự biết mình". Đây là một định hướng có giá trị to lớncho tâm lí học: con người có thể và cần phải tự hiểubiết mình, tự nhận thức, tự ý thức về cái ta.

Người đầu tiên hbn về tâm hồn" là Arixtốt (384- 322 TCN). ông là một trong những người có quanđiểm duy vật về tâm hồn con người. Arixtốt cho rằng,tâm hồn gắn liền với thể xác tâm hồn có ba loại:
+ Tâm hồn thực vật có chung ở người và độngvật làm chức năng dinh dưỡng (còn gọi là "tâm hồndinh dưỡng").
+ Tâm hồn động vật có chung ở người vàđộng vật làm chức năng cảm giác, vận động (còn gọilà htm hồn cảm giác").
+ Tâm hồn trí tuệ chỉ có ở người (còn gọi là"tâm hồn suy ngưhĩ").

Quan điểm của Arixtốt đối lập với quan điểmcủa nhà triết học duy tâm cô đại Phlatong (428 - 348TCN). Phlatongcho rằng, tâm hồn là cái có trước, thựctại có sau, tâm hồn do Thượng đế sinh ra. Tâm hồn trítuệ nằm ở trong đầu, chỉ có ở giai cấp chủ nô, tâm hồn khát vọng nằm ở bụng và chỉ có ở tầng lớp nô lệ.

- Đối lập với quan điểm duy tâm thời cổ đại vềtâm hồn là quan điểm của các nhà triết học duy vậtnhư: Thalet (thế kỉ thứ VII -V TCN); Anaxứimn (thế kỉ VTCN), Hêrachlít (thế kỉ VI - V TCN)... cho rằng tâm lí,tâm hồn cũng như vạn vật đều được cấu tạo từ vật chấtnhư: nước, lửa, không khí, đất. Còn Đêmôcrít (460 -370 TCN) cho rằng tâm hồn do nguyên tử cấu tạothành, trong đó "nguyên tử lửa" là nhân tố tạo nên tâmlí. Thuyết ngũ hành coi kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ tạo nênvạn vật trong đó có cả tâm hồn.
Các quan điểm duy vật và duy tâm luôn đấutranh mãnh liệt xung quanh mối quan hệ vật chất vàtinh thần, tâm lí và vật chất.
1.2. Những tư tưởng tâm lí học từ nủa đầu thế kỉ XIXtrở về trước

- Trong suốt thời kì trung cổ, tâm lí học mangtính chất thần bí - bản thể huyền bí. Nghiên cứu vềcuộc sống tâm hồn bị quy định bởi các nhiệm vụ thầnhọc, do vậy mọi kết quả nghiên cứu chỉ nhằm xem tâmhồn người sẽ phải đưa tới xứ sở của sự hưng thịnhnhư thế nào?

- Thuyết nhị nguyên: R. Đềcác (1596 - 1650)đại diện cho phái nhị nguyên luận" cho rằng vật chất vàtâm hồn là hai thực thể song song tồn tại. Đềcác coicơ thể con người phản xạ như một chiếc máy. Cònbản thể tinh thần, tâm lí của con người thì không thểbiết được. Song Đề các cũng đã đặt cơ sở đầu tiêncho việc tìm ra cơ chế phản xạ trong hoạt động tâm lí.
Sang thế kỉ XVIII, tâm lí học bắt đầu có tên gọi.Nhà triết học Đức Vôn Phơ đã chia nhân chủng học(nhân học) ra thành hai thứ khoa học, một là khoa họcvề cơ thể, hai là tâm lí học. Năm 1732, ông xuất bảncuốn "Tâm lí học kinh nghiệm". Sau đó 2 năm (1734)ra đời cuốn "Tâm lí học lí trí". Thế là tâm lí học" ra đờitừ đó.
- Các thế kỉ XVII - XVIII - XIX cuộc đấu tranhgiữa chủ nghĩa duy tâm và duy vật xung quanh mốiquan hệ giữa tâm và vật.
+ Các nhà triết học duy tâm chủ quan nhưBéccơli (1685 - 1753), E. Makhơ (1838 - 1916) chorằng thế giới không có thực, thế giới chỉ là "phức hợpcác cảm giác chủ quan" của con người. Còn D. Hium(1711 - 1776) coi thế giới chỉ là những "kinh nghiệm chủ quan". Nguồn gốc của kinh nghiệm là do đâu?Hium cho rằng con người không thể biết. Vì thế, ngườita vẫn coi Hium thuộc vào phái bất khả tri.

TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNGNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ