Quá trình sống là quá trình con người liên tụcthực hiện các quan hệ với thế giới xung quanh (gồmcon người và thế giới đồ vật). Quá trình thực hiện cácmối quan hệ qua lại giữa con người với thế giới xungquanh chính là hoạt động và giao tiếp. Quá trình tácđộng qua lại giữa con người với thế giới đồ vật đượcgọi là hoạt động có đối tượng. Quá trình tác động qualại giữa con người với con người được gọi là giao tiếp.Trong hoạt động, con người không đơn độc mà có sựhợp tác cùng tạo ra các sản phẩm và trao đổi các sảnphẩm để thoả mãn các nhu cầu khác nhau của mình.Như vậy, hoạt động của con người không thể tách rờigiao tiếp.
Hoạt động và giao tiếp luôn gắn bó với nhau. Tương tựnhư vậy, không thể xem xét tâm lí, ý thức con ngườingoài hoạt động, ngoài giao tiếp. Đồng thời khi xemxét hoạt động, giao tiếp cũng thế. Hoạt động và giaotiếp không thể diễn ra mà lại không có tâm lí, ý thứctham gia vào. Vậy hoạt động là gì?
I. HOẠT ĐỘNG1. Khái niệm hoạt động
Con người sống là con người hoạt động.Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Theotâm lí học mácxit, cuộc sống con người là một dònghoạt động, con người là chủ thể của các hoạt độngthay thế nhau. Hoạt động là quá trình con người thựchiện các quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên,xã hội. Đó là quá trình chuyển hóa năng lực lao độngvà các phẩm chất tâm lí khác của bản thân thành sựvật, thành thực tế và quá trình ngược lại là quá trìnhtách những thuộc tính của sự vật, của thực tế quay trởvề với chủ thể, biến thành vốn liếng tinh thần của chủthể.
Chúng ta có thể hiểu hoạt động là quá trìnhtác động qua lại giữa con người với thế giới xungquanh để tạo ra sản phẩm về phía thế giới và sảnphẩm về phía con người.Trong quá trình tác động qua lại đó, có haichiều tác động diễn ra đồng thời, thống nhất và bổsung cho nhau:
Chiều thứ nhất là quá trình ttác động của conngười với tư cách là chủ thể vào thế giới (thế giới đồvật). Quá trình này tạo ra sản phẩm mà trong đó chứađựng các đặc điểm tâm lí của người tạo ra nó. Hay nóikhác đi, con người đã chuyển những đặc điểm tâm lícủa mình vào trong sản phẩm. Sản phẩm là nơi tâm lícủa con người được bộc lộ. Quá trình này được gọi làquá trình xuất tâm hay quá trình đối tượng hoá.
Chiều thứ hai là quá trìrình con người chuyểnnhững cái chứa đựng trong thế giới vào bản thânmình. là quá trình con người có thêm kinh nghiệm vềthế giới, những thuộc tính, những quy luật của thếgiới... được con người lĩnh hội, nhập vào vốn hiểu biếtcủa mình. Đồng thời con người cũng có thêm kinhnghiệm tác động vào thế giới, rèn luyện cho mìnhnhững phẩm chất cần thiết để tác động có hiệu quảvào thế giới. Quá trình này là quá trình hình thành tâmlí ở chủ thể. Còn gọi là quá trình chủ thể hoá hay quátrình nhập tâm.Như vậy, trong hoạt động, con người vừa tạo ra sảnphẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lí của chínhmình. Có thể nói tâm lí của con người chỉ có thể đượcbộc lộ, hình thành trong hoạt động và thông qua hoạtđộng.
2. Các đặc điểm của hoạt động
a. Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng