Dưới đây là vài dòng tâm sự mấy chuyện thú vị tìm được trong lúc ngụp lặn trong đống tài liệu về Truyện Kiều trên mạng, ai có hứng thú có thể đọc, nếu muốn hỏi phần 2 đâu thì xin chờ, khi nào mị viết xong phần 2 sẽ up một lượt, còn nếu cả hai đều không thì xin bái bai, hẹn gặp lại lần sau!
Từ ngày đầu tiên học Truyện Kiều đã không thích Thúy Kiều, cũng không thích bất kỳ một nhân vật nào cả. Mãi về sau nhờ có cao nhân Zổ chỉ điểm mới đi tìm hiểu về nhân vật Hoạn thư, và càng tìm hiểu thì càng cảm thấy bản thân quả thực rất thích nhân vật này. Thật sự rất cảm ơn Zổ về chuyện này.
Hoạn thư, giờ thì lúc viết tên vị này hẳn ai cũng viết là Hoạn Thư, nhưng trong Kim Vân Kiều truyện, Hoạn thư không phải là họ Hoạn tên Thư mà nghĩa là con gái nhà họ Hoạn. Vậy nên trong toàn bộ câu chuyện này, mị chỉ gọi Hoạn thư là Hoạn thư hoặc Hoạn tiểu thư.
Cả trong Truyện Kiều và cả trong Kim Vân Kiều truyện đều không nói tên của Hoạn thư là gì, chỉ đơn gọi là Hoạn thư. Trong câu chuyện này cũng sẽ y như thế, mị sẽ không cố bịa ra một cái tên cho nàng. Bởi trong mắt nhân thế, nàng chỉ là con gái Hoạn gia, còn trong mắt người thân, nàng là bảo bối trong tim họ, tên là gì cũng không thể thay đổi được điều đó. Ngoài ra còn là vì Hoạn thư là con gái tể tướng đương triều, mà mọi người đều biết đấy, có thể ngồi được vào cái vị trí đó, học phú không chỉ chất đầy ngũ xa đâu, mà phải là ngũ thập xa! Mị tự nhận thấy học phú bản thân còn chưa chất đủ một xe nữa, không đủ khả năng đặt tên cho con gái tể tướng.
Hoạn thư trong Truyện Kiều và Hoạn thư trong Kim Vân Kiều truyện khác nhau khá nhiều, và đây cũng là một trong những nét thay đổi lớn khiến truyện thơ nôm của Nguyễn Du lại được coi trọng hơn tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân. Nàng thông minh hơn và đặc biệt, có chiều sâu nội tâm hơn, nhưng chuyện này khó mà nhận ra được vì trích đoạn Truyện Kiều được học trong sách giáo khoa quá ít, đoạn trích duy nhất có sự xuất hiện của nàng là Báo ân báo oán, mà trong đoạn trích ấy học sinh sẽ được phân tích cho biết sự thông minh, nhanh trí, dẻo mỏ của Hoạn thư, nhưng làm kiểu gì cũng sẽ phải đá sang cho bằng được sự bao dung, độ lượng, từ bi của Thúy Kiều.
Câu thơ mà mị cảm thấy có thể bộc lộ được cái gọi là chiều sâu nội tâm của Hoạn thư chỉ có đúng một câu thôi.
"Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm"
Câu thơ này trong đoạn kể về thời điểm Thúc sinh gặp lại Kiều sau một năm dài ngỡ nàng đã chết. Đa số các bài phân tích trên mạng đều sẽ hiểu theo cách: người ngoài là ám chỉ Hoạn thư, người trong là ám chỉ Thúc sinh và Thúy Kiều. Nhưng mị thích hiểu theo cách người ngoài là chỉ bộ dáng bên ngoài, còn người trong là chỉ nội tâm hơn, như vậy thì câu thơ này đều đúng với cả ba người trong hoàn cảnh đó. Thúy Kiều khóc vì nhận ra hoàn cảnh éo le của mình, Thúc sinh khóc vì phải nhìn người tình của mình bị người ta hành hạ, còn Hoạn thư khóc vì phải nhìn cảnh chồng mình khóc vì người không phải mình. Chỉ một câu này mà tự dưng trong lòng cảm thấy, ù ôi hóa ra Hoạn thư cũng là người sâu sắc như thế! Giống như phát hiện ra đại lục mới vậy.

BẠN ĐANG ĐỌC
Kỳ Tâm
RomanceCombo quà Valentine Hồng Bạch Hắc cho Zổ, thay mặt anh rể tương lai chưa biết mặt chúc em và Zổ bạch đầu bất tương ly :3 Dựa trên cốt truyện và nhân vật trong Truyện Kiều - Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện - Thanh Tâm Tài Nhân. Câu chuyện dớ dẩn kể...