Câu 8: Tác động của đầu tư đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.
I. Lý thuyết.
Cơ cấu kinh tế là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mqh hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các bộ phận với nhau (. Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng (tính theơ GDP, lao động , vốn...) của mỗi bộ phận trong nền kinh tế quốc dân, còn khía cạnh chất lương phản ánh vị trí tầm quan trọng của từng bộ phận và sự tác động qua lại giữa chúng.), các mqh này đc hình thành trong những điều kiện về không gian, thời gian và KTXH nhất định.
Đặc trưng của cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan do sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động
Cơ cấu kinh tế có mối quan hệ cân đối, đồng bộ giữa các bộ phận trong tổng thể. Sở dĩ như vậy là vì các bộ phận kinh thể trong một hệ thống có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau theo quy định đặc thù.
Mác nói "Sự vật vận động luôn biến động không ngừng " cơ cấu kinh tế là một cơ cấu động
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình mang tính kế thừa và phát triển lịch sử
- Cơ cấu ngành: xuất phát từ phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất theo ngành
- Cơ cấu vùng lãnh thổ: bố trí sản xuất theo không gian địa lý
- Cơ cấu thành phần kinh tế: theo chế độ sở hữu
Cơ cấu kinh tế hợp lý.
Là cơ cấu có khả năng tạo ra sản xuất ở rộng đáp ứng các yêu cầu sau :
- Phù hợp với các quy luật khách quan
- Phản ánh khả năng khai thác và sử dụng nguồn lực trong nước hợp lý và đáp ứng các yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực, nhằm tạo ra sự cân đối, phát triển bền vững.
-Phù hợp với xu thế kinh tế chính trị của khu vực và thế giới
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành, vùng. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kt thể hiện mặt chất kinh tế trong quá trình PT
Phân loại :
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành : là quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành kinh tế và làm thay đổi mqh tương quan giữa chúng so với 1 thời điểm trước đó.( quá trình biến đổi cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác hoàn thiện hơn và phù hợp hơn với mt và đk phát triển)
Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là sự thay đổi về số lượng các ngành
Chuyển dịch cơ cấu vùng : là quá trình phát triển của các khu vực vùng lãnh thổ dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mqh tương quan giữa chúng và với tổng thể nền kinh tế sơ với một thời điểm trước đó.