Sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực

21.8K 366 15
                                    

Sống chung với trầm cảm và rối loạn lưỡng cực

access_timeJul 01, 2017 personRubi folder_open Kiến Thức Tâm Lý Nhận Thức Sức Khỏe Tinh Thần

Hãy bắt đầu từ bất cứ đâu.

Sống tốt

Trong một bài báo trên Australian and New Zealand Journal of Psychiatry số tháng 03/2005, TS [Sarah] Russell cho biết chị đã khảo sát một trăm bệnh nhân rối loạn lưỡng cực đã sống tốt trong hai năm liền hoặc nhiều hơn. Sống tốt đối với một số người nghĩa là không còn các triệu chứng bệnh và cư xử bình thường. Với những người khác lại là cảm giác có thể kiểm soát được căn bệnh của mình. 76% số người tham gia khảo sát vẫn làm việc và có thu nhập, 38% có con cái.

TS Russell phát hiện thấy những bệnh nhân thành công [trong việc sống tốt với căn bệnh của mình] là những người có ý thức rõ ràng về chẩn đoán tình trạng của mình và “việc họ phản ứng như thế nào với hoàn cảnh vật chất, xã hội, cảm xúc, và tinh thần của họ”. Không chỉ đơn giản là dùng thuốc và quên đi căn bệnh của mình (một tư tưởng được tạo ra bởi các bác sĩ của họ), các bệnh nhân này sẽ “nhanh chóng hành động để ngăn chặn tình trạng dao động về tâm trạng (mood swing) của mình”. Nhanh chóng hành động thường có nghĩa là ngủ một giấc thật ngon vào buổi đêm và các hoạt động chiến lược dạng ngừng-mọi-việc-lại-và-thưởng-thức-hương-thơm-của-hoa-hồng (stop-and-smell-the-roses).

Những bệnh nhân trong nghiên cứu biết cách nhận dạng các nhân tố gây kích thích tới tâm trạng của họ, và họ cho biết chúng cần được xử lý sớm hơn nhiều trước khi chờ được lời khuyên từ bác sĩ. Đến khi những vấn đề về tình dục, năng suất lao động, và hưng cảm nhẹ (hypomania) bắt đầu phát ra thì thường là đã quá muộn. Thay vào đó, họ rất nhạy bén với những thay đổi dù là nhỏ nhất về giấc ngủ, tâm trạng, suy nghĩ, và mức năng lượng của mình.

Hầu hết những người tham gia đều rất hào hứng với việc duy trì nếp ngủ của mình. Khi có điều gì làm xáo trộn cuộc sống thường ngày của họ, họ sẽ không ngần ngại uống một liều thuốc ngủ. Bên cạnh đó, những người này làm những gì có thể để giảm thiểu stress trong cuộc sống của mình. Những lựa chọn thông minh về lối sống (chế độ ăn, thể dục, v.v.) như là một điều bắt buộc, trong đó bao gồm những thay đổi lớn về nghề nghiệp, nếu như đã ở tình trạng “nước sôi lửa bỏng” (if push came to shove). Tự giáo dục cho mình là một điều cốt yếu và hỗ trợ từ bên ngoài là có ý nghĩa.

Những người tham gia nghiên cứu này thường mất một thời gian loay hoay tìm kiếm cho tới khi họ tìm được một bác sĩ tâm lý (psychiatrist) phù hợp với mình. 85% có dùng thuốc. Điều chỉnh về liều dùng là thường thấy, nhưng những thay đổi trong dùng thuốc không có tác động nhiều bằng việc thay đổi lối sống. Nhiều người kết hợp dùng thuốc với những điều trị bổ sung khác như liệu pháp nhận thức (cognitive therapy), bổ sung dinh dưỡng, trị liệu tự nhiên (naturopathy), tâm trị liệu (psychotherapy), Đông y, massage, thái cực quyền, thiền tập, và yoga (thường bất chấp sự phản đối của các bác sĩ tâm lý của họ). Mười người sống tốt chỉ nhờ trị liệu bằng nói chuyện (talking therapy) mà không dùng thuốc.

Tâm lí họcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ