access_timeDec 19, 2017 personRubi folder_open Nhận Thức
Chúng ta cần hướng lòng trắc ẩn đến những người làm ta phiền lòng nhất.
Một trong những cách thức quan trọng để trở nên bình tĩnh là việc tận dụng sức mạnh kiềm chế. Ngay cả trong những tình huống rất khó khăn, ta có thể dùng nó để phân biệt giữa điều mà ai đó thực sự làm và điều mà họ muốn làm.
Trong luật pháp, sự khác biệt này nằm ở sự đối lập về khái niệm giữa giết người và ngộ sát. Kết quả có thể giống nhau: Một thân thể bất động nằm trong một vũng máu. Nhưng ta có thể thấy được sự khác biệt to lớn nằm ở mục đích của người phạm tội.
Động cơ phạm tội là rất quan trọng. Tuy nhiên, không may là chúng ta hiếm khi nhận ra sự liên hệ giữa động cơ và những biến cố trong đời làm ta phiền lòng. Chúng ta nhầm lẫn một cách dễ dàng và tai hại. Ta thấy ý đồ ngay cả khi nó không có ở đó và rồi làm to chuyện và tranh cãi ngay cả khi không hề có phản ứng căng thẳng hay kích động nào là chắc chắn.
Một phần lý do tại sao chúng ta quá dễ dàng ngộ nhận một cách tiêu cực và thấy những ý đồ muốn phỉ báng và hãm hại ta thực ra nằm ở một hiện tượng tâm lý khá sâu sắc: Sự căm ghét bản thân.
Ta càng không ưa bản thân bao nhiêu, ta càng thấy mình là một mục tiêu hợp lý cho sự chế nhạo và làm tổn thương.
Tại sao họ lại khởi động cái máy khoan ngoài kia đúng lúc ta chuẩn bị ngồi xuống làm việc?
Tại sao ta vẫn chưa nhận được email cho dù ta sẽ phải đi họp ngay trong chốc lát?
Tại sao nhân viên trực điện thoại tốn nhiều thời gian đến thế để tìm ra thông tin ta yêu cầu?
Bởi vì đâu đó, luôn có một âm mưu vô cùng hợp lý đang chống lại chúng ta. Bởi vì ta là một mục tiêu thích hợp cho những điều như thế. Bởi vì ta là loại người mà những mũi khoan phiền toái luôn chĩa vào, một cách hợp lý.
Đó là điều chúng ta đáng phải nhận khi ta canh cánh trong mình cái tiểu sử đầy sự căm ghét bản thân đó. Nó xảy ra mà chính ta không thể nhận thức được. Ta sẽ luôn tìm kiếm sự xác nhận từ thế giới bao la kia, rằng ta thực sự là những con người vô giá trị mà ta gán cho bản thân mình.
Sự dự tính này gần như luôn được bắt đầu ở thời thơ ấu, khi mà ai đó gần gũi với ta gần như chắc chắn đã làm ta cảm thấy đáng khinh và đáng khiển trách. Và do đó, ta bước vào xã hội với những giả định tồi tệ nhất. Không phải vì những điều đó là đúng hay ta hài lòng khi coi như thế, mà bởi vì ta đã quá quen với nó rồi. Và bởi vì ta đã quen với việc sống trong lối mòn quá khứ kia, ta vẫn chưa hiểu được điều này:
Chúng ta có thể sẽ bình tĩnh hơn với những người lớn nếu ta có thể tận dụng được trạng thái cân bằng tĩnh tại mà ta vốn có khi ở bên trẻ nhỏ. Trẻ con đôi khi hành xử theo những lối cực kỳ ngỗ ngược. Chúng gào vào tai người chăm sóc chúng, giận dữ đẩy bát ăn hình thú ra, quẳng đi thứ mà bạn vừa đưa cho chúng. Nhưng ta hiếm khi cảm thấy bản thân mình bị kích động hay tổn thương bởi hành vi của chúng. Và lý do là chúng ta không gán những động cơ tiêu cực hay ý đồ xấu xa cho trẻ nhỏ.
Chúng ta luôn tìm kiếm cho mình những lời giải thích rộng lượng nhất. Chúng ta gần như chắc chắn nghĩ rằng chúng chỉ mệt tí thôi, hay nướu răng của chúng bị nhức, hay chúng khó chịu bởi sự có mặt của một đứa em họ. Chúng ta có sẵn một kịch bản lớn hay những lời giải thích khả dĩ trong đầu mình. Và những thứ đó không làm ta hoang mang hay bị kích động một cách tồi tệ. Điều này ngược lại với những gì có khuynh hướng xảy ra khi ta ở bên cạnh những người lớn. Ở đây ta mường tượng ra người khác cố tình đưa mình vào tầm ngắm của họ.
Nếu ai đó chen lên trước ta trong hàng chờ ở sân bay, thì một cách tự nhiên ta cho rằng họ lợi dụng cơ hội và lý do là họ có thể làm thế với chúng ta mà không bị tổn hại gì. Họ chắc là đang hả hê nghĩ rằng họ đã làm ta phiền lòng đôi chút. Nhưng nếu ta sử dụng hình mẫu giải thích đối với trường hợp của trẻ nhỏ thì những nhận định đầu tiên của ta có thể sẽ khác đi rất nhiều. Ta cho rằng có lẽ đêm đó họ mất ngủ, hay đầu gối của họ đang đau nhức, hay người yêu làm họ buồn.
Triết gia người Pháp Inmilo Gustachtie được biết đến dưới tên Ella, được coi là giáo viên giỏi nhất ở Pháp nửa đầu thế kỉ 20, và ông đã phát triển một cách thức để giữ bình tĩnh cho bản thân và học trò của mình khi họ phải đối mặt với những người phiền toái.
"Đừng bao giờ nói người khác độc ác" - ông viết. "Cái bạn cần là lý do." Ý ông là: hãy tìm kiếm ngọn nguồn của sự đau đớn đã khiến một người cư xử kinh khủng như thế: Ý nghĩ khiến ta bình tĩnh là tưởng tượng họ đang phải chịu đựng nột nỗi buồn thầm kín nào đó mà ta không thấy được. Để trưởng thành, ta cần học cách hiểu được những nỗi đau trong lòng họ dù cho nó không được biểu lộ rõ ràng đi chăng nữa. Họ có thể trông không hề giận dữ. Họ có thể trông vui tính và cao ngạo, tuy nhiên cái nỗi đau dằn vặt vẫn luôn ở đó, nếu không thì họ đã chẳng làm tổn thương chúng ta rồi.
Khi người khác làm ta nổi cáu, ta cần tưởng tượng đến sự bối rối, thất vọng, lo lắng và nỗi buồn ẩn sâu bên dưới những khuôn mặt hung hăng. Chúng ta cần hướng lòng trắc ẩn đến những người làm ta phiền lòng nhất.
Nguồn: The school of life
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm lí học
RandomTâm lý học là một ngành không còn quá mới mẻ trong xã hội ngày nay. Ở đây là những bài nghiên cứu về tâm lý mà tôi đã sưu tầm được từ internet. Với mong muốn tất cả mọi người có thể hiểu được thêm về cái thế giới thực mà như ảo này!