4.

634 99 0
                                    

Vào thời tôi còn trẻ, còn rất rất trẻ, chắc là lúc còn ở trong trường trung học, tôi đã cầu mong rất nhiều để được ra khỏi nhà. Không có lí do nào đặc biệt ở đây ngoài những nổi loạn của tuổi mới lớn, tôi cũng tập tành trở thành một cô gái thích nhạc rock, và âm thầm đến các buổi diễn của nhóm nhạc trong trường, và về nhà muộn, và không nghe theo lời mẹ nhiều lần. Và điều đó dẫn đến sự hối hận muộn màng của tôi vài năm sau, khi đã, cuối cùng, rời khỏi nhà. Không vui vẻ gì trong lúc ấy. Tôi nhận ra những đêm ngủ với mẹ - căn nhà chúng tôi thuê quá chật chội để có một phòng riêng - và khóc mà không phát ra một tiếng động nào, đầu mường tượng về cuộc sống tự do và thì thầm căm ghét bà, chính là những đêm quý giá nhất cuộc đời tôi. Mãi sau này khi đến tuổi muốn một đứa con nhưng không dám làm thế tôi mới nhận ra. Có lẽ cuộc đời luôn là như vậy, ta luôn muốn những thứ khác hơn là những gì mà mình có. Nói chuyện với mẹ trở thành điều xa xỉ đối với tôi, vì bà đã chuyển đi nơi khác với dì Lydia, chúng tôi hiếm khi được gặp nhau. Có lẽ điều đó vốn bình thường với tất cả, những tiếc nuối ấy. Chúng đều là những thứ mà tôi hay ai khác cần phải trải qua, tôi phải có vết chai sạn trên ngón tay để có thể chơi được ghi-ta, cũng như phải có bầm tím ở đầu gối và bắp chân mới có thể đứng vững được. Nhưng tôi vẫn luôn hối hận.

Tôi nghĩ mình không còn mấy thời gian ở cạnh Daniel. Và chị gái của tôi. Và tất cả những gì còn sót lại đã làm nên cuộc đời của Hailee Ainsworth.

Đã hàng nghìn lần tôi tưởng tượng và tua đi tua lại cảnh thằng bé và lớp da mỏng của nó đẫm máu. Tôi chính là người đã ấn lưỡi dao vào đó. Lưỡi dao vạch ra một đường máu dài xuống từ ngực đến bụng dưới của thằng bé, và cơ thể lặng yên của nó giống như quả bóng bay vỡ, nứt ra và máu bắn cả lên mặt tôi. Điều đó có lẽ không có nhiều ý nghĩa hơn là tôi đã suy nghĩ quá nhiều, và có lẽ sắp phát điên lên. Tôi đã dành nhiều thời gian để lang thang và đắm chìm vào chính dòng suy nghĩ của mình quá lâu. Tôi có nhiều cơn đau đầu hơn trước. Cảm giác về đồ ăn của tôi cũng đang dần vắng bóng. Tôi vẫn còn nhiều kiên nhẫn để chăm sóc cho thằng bé, nhưng dường như tôi không còn thấy nó đáng yêu, hay không cẩn thận sợ nó đau khi lau mặt cho nó sau bữa ăn. Tôi hiểu rằng cảm xúc đã rời bỏ tôi, điều đó giống như khung của tòa nhà đã bị hoen gỉ, nó sắp sụp đổ đến nơi. Những kỷ niệm là dựa vào cảm xúc. Chúng ta dùng cảm xúc để viết nên chúng, và một khi đánh mất cảm xúc, kỷ niệm sẽ dần phai đi, chỉ giống như những công thức toán học khi được nhớ một cách máy móc. Và hơn nữa, kỷ niệm tạo nên một con người. Chúng tạo nên tôi. Không hoàn toàn là như vậy, nhưng phần lớn. Nếu như một ngày, và có lẽ sẽ sớm thôi, kỷ niệm hoàn toàn bị xóa, thì tôi cũng sẽ hoàn toàn trở thành một tờ giấy trắng. Không. Tôi sẽ không còn là tôi, và như thế có nghĩa, chẳng có nghĩa gì cả. Không gì. Tôi sẽ vin vào đâu để định đoạt mình? Tôi sẽ trở thành ai, sẽ thành điều gì, khi không buồn, không vui, cũng không kinh tởm? Sự kinh tởm làm nên đạo đức. Nếu tôi không còn bất cứ cơ sở nào, thì tôi là ai?

Thằng bé quay mặt về phía bức tường dán giấy. Chúng tôi đều mặc đồ đỏ. Màu của máu.

nhạt màuNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ