Untitled Part 4

72 1 0
                                    

Hồi 4

Tự tác tang loạn ý bàng hoàng

Trương Thúy Sơn lòng đầy đau thương, căm giận, mà không phát tiết ra được, nằm trằn trọc hơn một canh giờ thì rón rén trở dậy quyết định tìm bọn Đô Đại Cẩm để trút giận. Chàng e ngại đại sư huynh, tứ sư huynh ngăn cản, không dám gây tiếng động, rón rén đi ra, khi tới đại sảnh lại thấy một bóng người hai tay chắp sau lưng đang đi đi lại lại.

Trong ánh sáng mông lung mờ ảo, thấy người kia thân dài lưng rộng, bước chân ngưng trọng, chính là sư phụ. Trương Thúy Sơn nấp sau cột, không dám đi lại, tuy chàng thầm biết phải về phòng ngay, nhưng như thế tất sư phụ sẽ hay biết, nếu bị lục vấn chàng ắt phải nói thực thì khó tránh khỏi bị sư phụ trách cứ.

Chỉ thấy Trương Tam Phong đi lại một hồi, ngẩng đầu ngẫm nghĩ, bỗng nhiên giơ tay hữu lên không trung làm cây bút mà viết chữ. Trương Tam Phong văn võ toàn tài, ngâm thơ viết chữ đều thông, các đệ tử ai cũng biết nên không lấy làm lạ. Trương Thúy Sơn dõi theo nét bút của ngón tay, hóa ra sư phụ viết đi viết lại hai chữ "tang loạn" mấy lần, rồi viết hai chữ "đồ độc". Trương Thúy Sơn nghĩ thầm: "Thì ra sư phụ đang nghĩ đến 'Tang loạn thiếp'". Chàng có ngoại hiệu Ngân Câu Thiết Hoạch, bởi lẽ tay trái chàng sử dụng "Lạn ngân hổ đầu câu", tay phải sử dụng "Tân thiết phán quan bút" mà ra. Từ khi mang ngoại hiệu ấy, chàng sợ mang tiếng danh bất phó thực, sợ giới văn nhân chê cười, nên một mực chăm chỉ học thư pháp, các kiểu chữ Chân, Thảo, Triện, Lệ, kiểu nào chàng cũng tập viết. Lúc này sư phụ dùng ngón tay làm bút, viết không có nét nào duỗi ra mà không thu vào, không nét nào đi rồi mà không trở lại, chính là bút ý của Vương Hy Chi trong "Tang loạn thiếp".

Bài "Tang loạn thiếp", hai năm trước Trương Thúy Sơn cũng từng xem qua. Tuy cảm nhận được cách dụng bút phóng túng, thanh cương tiêu bạt của người viết, song nghĩ rằng nó không được nghiêm trang, tràn đầy khí tượng như hai bài "Lan đình thi tự thiếp" và "Thập thất thiếp". Lúc này chàng nấp sau cột, nhìn sư phụ dùng tay thay bút viết lên không trung liền một mạch mười tám chữ "Hi Chi đốn thủ: Tang loạn chi cực, tiên mộ tái li đồ độc, truy duy khốc thậm", nét nào nét ấy đều toát ra vẻ uất ức bi phẫn, chàng lập tức hiểu ra tâm tình của Vương Hy Chi khi viết bài "Tang loạn thiếp".

Vương Hy Chi là người thời Đông Tấn. Thời bấy giờ vùng Trung nguyên cực kỳ rối ren, rơi vào tay dị tộc. Họ Vương, họ Tạ đầy thế lực phải di cư xuống phía nam tránh giặc, trong cơn tang loạn ấy, phần mộ của tổ tiên cũng bị đào bới, giày xéo; những nỗi đau thương uất ức chất chứa trong lòng đều ẩn tàng trong bài "Tang loạn thiếp". Trương Thúy Sơn dạo trước tuổi còn niên thiếu, vô tư vô lự, làm sao có thể lãnh hội thâm ý trong bài thiếp? Lúc này gặp cái cảnh sư huynh bị đại họa chưa biết sống chết thế nào, chàng mới hiểu hai chữ "tang loạn", hai chữ "đồ độc", bốn chữ "truy duy khốc thậm".

Trương Tam Phong viết đi viết lại mấy lần, thở một tiếng thật dài, bước ra giữa sân, trầm ngâm một hồi, rồi lại giơ ngón tay lên viết. Lần này kiểu chữ khác hẳn trước. Trương Thúy Sơn dõi theo nét bút, thấy chữ đầu tiên là chữ "võ", chữ thứ hai là chữ "lâm", tiếp theo tổng cộng hai mươi bốn chữ, chính là mấy câu được nhắc tới ban nãy "Võ lâm chí tôn, bảo đao Đồ Long, hiệu lệnh thiên hạ, mạc cảm bất tòng, Ỷ Thiên bất xuất, thùy dữ tranh phong?" Tựa hồ Trương Tam Phong đang cố xác định thâm ý ẩn

Ỷ Thiên Đồ Long Kí (Bản đẹp)Where stories live. Discover now