Vào lúc 4 giờ 45 sáng 19-6, đô đốc Ozawa đứng trên kì hạm của ông là tàu sân bay Taiho ra lệnh phóng máy bay trinh sát Nhưng vì mây dày đặc nên các phi công không phát hiện được đoàn tàu địch. Mãi đến 7 giờ 30 họ mới báo cáo rằng hạm đội Mĩ đang ở Phía tây nam Saipan.Ông ra lệnh cho 71 máy bay cất cánh. 26 phút sau, đến lượt 128 chiếc của đợt 2 bay đi tìm hạm đội địch. Trong đội hình 2, một viên phi công nhìn xuống biển bỗng thấy một tàu ngầm Mĩ vừa phóng 2 ngư lôi về hướng kì hạm. Không ngần ngại, phi công Nhật cho máy bay chúi dầu đâm vào quả ngư lôi. Cả hai cùng nổ tung, cách tàu mẹ 100m.Nhưng quả ngư lôi thứ hai đâm vào mạn tàu nổ làm chiếc Taiho bị thương.Lúc 10 giờ sáng, rađa Mỹ bắt gặp đợt máy bay đầu của Nhật. Hạm đội Mĩ báo động và các máy bay Hellcat bay lên ngăn chặn khi máy bay Nhật còn cách xa tàu Mĩ. 41 máy bay Nhật bị bắn rơi xuống biển, chỉ có một chiếc len lỏi đến được hạm đội Mĩ, đánh trúng thiết giáp hạm South Đakota. Số còn lại phải vội vã quay về.Đợt máy bay thứ hai của Nhật bị ngăn chặn cách hạm đội Mĩ 60 dặm bởi các máy bay từ tàu sân bay Essex. 70 chiếc bị bắn rơi.Đợt thứ ba gồm 47 chiếc, vì nhận sai tọa độ tàu sân bay Mĩ nên chỉ có 12 chiếc đến đúng vị trí chiến đấu, 7 chiếc bị bắn rơi.84 máy bay của đợt 4 cũng xác định sai vị trí, chỉ có 6 chiếc đến nơi nhưng không đánh trúng một chiến hạm nào.Hầu hết máy bay bay lạc hướng đã bị hết nhiên liệu và không về được đến hạm đội. Một số tìm đường quay về Guam.Nhung khi đáp xuống sân bay ở đây, 27 máy bay Hellcat của Mĩ xuất hiện đã đánh tan 30 máy bay Nhật ngay trên sân bay.Như vậy, chỉ sau mấy giờ chiến đấu, hạm đội cơ động của đô đốc Ozawa mất tất cả 330 máy bay. Vì một sai lầm trong nhận định, không biết chớp lấy thời cơ mà lưỡi gươm quý của Nhật đã gãy.Nhưng thảm họa của hạm đội Cơ động vẫn còn tiếp tục.Lúc 12 giờ trưa, hạm trưởng tàu ngầm Cavalla của Mỹ bắt gặp tàu sân bay Shokaku đang chờ đón máy bay trở về (1), đã ra lệnh phóng một loạt ngư lôi trúng đích. Tàu bốc cháy và chìm lúc 3 giờ chiều.(1)Chiếc Shokaku và chiếc Zuikaku từng tham dự cuộc tiến công Hawaii, biển San hô, biển Cruz.Chiếc kì hạm Tai ho trúng ngư lôi lúc sáng, đến 4 giờ chiều bỗng phát nổ rồi chìm. Đô đốc Ozawa quyết ở lại, chết theo tàu nhưng viên hạm trưởng nói: "Chiến trận còn tiếp diễn, Ngài phải sống đến khi kết thúc trận đánh rồi hãy hay". Ông ta mới chịu rời tàu, chuyển kì hạm qua tàu sân bay Zuikaku.Tin thảm bại bay về Bộ tư lệnh hạm đội Liên Hợp lúc ấy đang thả neo tại cảng Yokosuka (Nhật Bản).Đô đốc Toyoda ra lệnh cho Ozawa lui binh, nhưng không còn kịp nữa. Đô đốc Mitscher, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm 58 của Mỹ đã cho máy bay đuổi theo trong lúc trời sắp tối.Họ đến đúng lúc hạm đội Nhật đang tiếp tế dầu, đánh bom trúng kì hạm Zuikaku, tàu sân bay nhẹ Chiyoda, 1 thiết giáp hạm và 1 tuần dương hạm, nhưng chỉ gây thiệt hại nhẹ.Riêng chiếc tàu sân bay Hiyo bị ngư lôi đánh chìm.Trận hải chiến ở vùng biển Mananas với mấy lượt tiến công và bị tiến công, hạm đội cơ động Nhật mất 92% số máy bay, chìm 3 tàu sân bay và 50% số máy bay của đảo Guam bị phá hủy.Tổng cộng 475 máy bay và thủy phi cơ Nhật bị diệt. Phía Mĩ thiệt hại 130 máy bay với 2 tàu chở dầu.Thất bại này giáng thêm cho hải quân Nhật một đòn chí tử, một lần nữa làm tiêu tan ảo vọng về "trận đánh quyết định". Nó làm cho quân Nhật phòng thủ ở Saipan hết hi vọng được hải quân yểm trợ.
Kính dâng Thiên hoàng lời tạ tội...
Sau ba ngày chiến đấu để giữ vững vị trí tại trung tâm Saipan và củng cố lại đội hình, tướng Holland Smith mở đợt tấn công mới để giành thắng lợi cuối cùng.Ngày 22-6, 2 sư đoàn thủy quân lục chiến tấn công lên phía bắc, còn sư đoàn bộ binh 27 tiến về phía nam. Quân Nhật dựa vào núi rùng hiểm trở với nhiều hang động kín đáo để kháng cự quyết liệt.Bộ tư lệnh của tướng Saito cũng di chuyển từ hang này sang hang khác.Bộ binh Mĩ bị chặn lại ở một thung lũng vách cao, thẳng đúng, đầy rẫy hang động mà trung đoàn 136 Nhật chọn làm nơi tử thủ.Những trận ác chiến khốc hệt xảy ra ở nơi này, khiến cho mọi người gọi đây là "thung lũng tử thần". Quân Mĩ hành quân chậm chạp nhưng cuối cùng cũng tiến đến gần đỉnh Tapotchau, cứ điểm cuối cùng của Nhật.Đêm 25 tháng 6, tướng Saito ra lệnh kiểm tra quân số còn lại.Quân Nhật tản mát khắp nơi ở miền Bắc đảo, nên các sĩ quan dưới quyền chỉ còn nắm được 1.200 quân và 3 xe tăng. Trước tình thế tuyệt vọng ấy, tướng Saito điện về Tokyo "xin kính dâng Thiên hoàng lời tạ tội sâu sắc vì chúng tôi không thể làm tốt hơn những gì mà chúng tôi đang làm.Trước khi xuất trận lần cuối cùng, toàn thể chúng tôi tâm hồn hướng về Hoàng cung và tung hô Vạn Tuế".Ngày 30 tháng 6, bộ binh Mĩ đã lên đến đỉnh núi Tapotchau.Ngày 5 tháng 7, thủy quân lục chiến Mĩ tiến đến bờ bắc Saipan.Ngày 6-7, trong một hang lớn ở gần một vùng được gọi là « thung lũng Địa Ngục", tướng Saito và Bộ tham mưu họp bàn. Bên cạnh ông có thiếu tướng Igeta và đô đốc Nagumo.Ông ta ra lệnh: "Ngày mai, tập trung tất cả những ai còn chiến đấu được xuống núi để tấn công bọn Mĩ, đánh đến người cuối cùng".Một sĩ quan tham mưu hỏi: "Trung tướng có tham gia với chúng tôi không?"Đô dốc Nagumo trả lời thay: "Chúng tôi sẽ hara kiri (1), chúng tôi quyết định chết lúc 10 giờ sáng nay, các anh cho phép chúng tôi đi trước".Thế là cả ba mổ bụng tự sát. (1) Hara kiri (tiếng Nhật): tự sát bằng cách tự mổ bụng mình. Đó là cách bảo toàn danh dự của các võ sĩ đạo Nhật sau khi bị thua trận. Bốn giờ sáng ngày 7-7-1944, hơn 3 nghìn người Nhật, cả binh lính và thường dân, với đủ loại vũ khí, từ súng trường, súng lục đến gươm và cả gậy tre vót nhọn xông đến bờ biển tiến công các hậu cứ quân Mĩ.Họ tiến công vào vùng đóng quân của sư đoàn 27 bộ binh, tiến công tới tấp vào trung đoàn 105. Hết đợt này đến đợt khác họ lăn xả vào phòng tuyến Mĩ. Quân Mĩ chết 605 người, phía Nhật bị giết gần hết, chỉ còn vài mươi người bị thương, ngất xỉu nên quân Mĩ đem về cứu sống.Tại bệnh viện dã chiến trong hang động, khi quân Mỹ tiến 1 đến, đại úy bác sĩ trưởng ra lệnh cho một nữ y tá ra đầu hàng. Còn ông ta và mọi người trong đó dùng lựu đạn tự sát. Vào lúc 16 giờ 15 ngày 9-7-1944, đô đốc Tumer điện báo về Bộ tư lệnh hải quân Hoa Kỳ là Saipan hoàn toàn nằm trong tay người Mĩ.Chiến trường Saipan của Mĩ phải trả giá quá cao: 14.111 người chết, mất tích hoặc bị thương nặng.Phía Nhật, toàn thể quân trú phòng (hơn 30.000) chết hoặc tự sát. Khoảng 100 người bị bắt, số còn lại rút lui vào các hang động. Có người sống sót mãi cho đến hơn 15 năm sau khi chiến tranh chấm dứt.Trong số gần 30.000 dân Nhật sống trên đảo, có khoảng 22.000 người tự sát tập thể bằng cách đúng từ trên các mỏm núi cao nhảy xuống biển (1).Sau khi chiếm xong Saipan, quân Mĩ đánh chiếm các đảo Guam và Tinian. Trong vòng chưa đầy hai tuần lễ giao chiến (từ 20 đến 31-7) cả hai đảo đã thuộc về Hoa Kỳ.Chiếm được quần đảo Marianas, Hoa Kỳ đã giành được một thắng lợi chiến lược hết sức quan trọng. Saipan chỉ cách Tokyo 2.300 km. Thủ đô cũng như nhiều vùng lãnh thổ phía Nam Nhật Bản và các căn cứ Nhật ở Đài Loan, Philippines... đã nằm trong phạm vi oanh tạc của không lục Hoa Kỳ.Các sân bay ở Saipan, Tinain và Guam trở thành căn cứ của Tập đoàn không quân thứ 20 gồm toàn pháo đài bay hiện đại B.29 của Hoa Ky.Vài tháng sau ngày quân Mĩ chiếm Saipan, các pháo đài bay ấy sẽ bay đi ném bom nước Nhật.(1) Bộ máy tuyên truyền của Tokyo đã làm cho dân Nhật tin rằng người Mỹ là bọn quỷ dữ, sẽ giết hết bất cứ người Nhật nào lọt vào tay chúng. Bởi thế, họ thà chết còn hơn để bị bắt.Hơn nữa, tự sát sau khi thất bại cũng là truyền thống võ sĩ đạo Nhật đã ăn sâu trong dân chúng. Đó cũng là cách bày tỏ lòng trung thành với Nhật Hoàng đến cùng.