Chương 3. Cứ thế cứ thế..

5 0 0
                                    


CHƯƠNG 3. CỨ THẾ CỨ THẾ....

Tôi cũng không biết tôi thích Thành từ lúc nào, có thể là giữa năm lớp 8 hoặc đầu năm lớp 9 gì đó. Tôi nghĩ về cậu ấy nhiều hơn, hay để ý cậu ấy lúc trên lớp hơn, nhớ nhung hơn. Mặc dù ngày nào cũng gặp nhau trên lớp nhưng về nhà là nhớ. Người ta nói nhớ nhung là biểu hiện đặc trưng nhất của tình yêu, có ai yêu mà không nhớ? Nhưng hồi đấy tôi trẻ con lắm, làm gì nghĩ được cái gì sâu xa. Tôi chỉ thấy thích được ở bên, thích nhìn ngắm, thích nói chuyện chứ việc mình tự khẳng định tình cảm thì mãi sau này tôi mới có thể làm.

Hồi đó, cô bạn thân của tôi cũng thích Thành. Nó tên Thảo. Mà thật ra Thành cũng đào hoa cơ. Ở lớp tôi nhiều đứa thích lắm vì vui tính, học giỏi, cũng đẹp trai nữa. Nó công khai thích Thành cơ. Bây giờ tôi nghĩ lại thấy hồi đó mình thật vô sỉ, biết bạn thân mình thích người đó rồi mà còn không chấm dứt tình cảm đi, để sau này bạn mình khóc. Nhưng lúc còn chưa chín chắn, tôi đâu nghĩ được vậy. Thấy thích là tiến tới thôi, đâu quan tâm gì khác, người ấy là trung tâm thu hút mọi sự quan tâm của mình rồi.

Lên lớp 9. Ngày 16/2/2011. Lần đầu tiên tôi nhắn tin cho Thành. Tôi đâu được dùng điện thoại, toàn dùng trộm của bố mẹ, những câu chuyện chớp nhoáng, toàn là tôi chủ động khởi đầu và chủ động kết thúc. Khoảnh khắc hồi hộp nhất là lúc đợi tin nhắn đến, tôi thường trùm chăn, thời gian đó vẫn còn rét mà, hơi thở phả đầy màn hình điện thoại, tin nhắn tít tít tít đến, vội dùng tay lau đi, bàn tay bấm phím run rẩy, tim đập mạnh. Thử hỏi liệu đến bao giờ tôi mới có lại cảm giác đó? Đọc tin xong thì có 30s để cười tủm rồi rep tin nhắn với tốc độ nhanh nhất có thể. Tôi dùng Vina, Thành dùng Mobi. Hai đứa không đăng kí mà nhắn tin ngoại mạng với nhau, cước phí cho một tin nhắn thì...bạn biết rồi đấy. Hồi đó nhắn chuyện gì thì tôi không nhớ, chỉ nhớ là cứ một đứa gửi một tin nhắn là có thể bắt đầu một câu chuyện dài với nhau rồi.

Ngày 8/3/2011. Tôi đi học đội tuyển, Thành nhắn tin chúc mừng quốc tế phụ nữ vào số điện thoại bố tôi- số mà tôi vẫn thường dùng nhắn tin với cậu ấy. Tối về tôi bị trêu một trận rằng có bạn trai chúc mừng ngày phụ nữ cơ đấy. À, chuyện hồi lớp 9.

Lớp 9, chúng tôi được phân đội tuyển học sinh giỏi để đi thi, phân đội hồi tháng 11/2010 ôn và thi đến ngày 27/3/2011 thì kết thúc, thi nhiều vòng lắm. Lớp tôi có 44 người thì vào đội tuyển đến 37-38 người gì đó,chương trình chính khóa hầu như được bỏ. Tôi đội Văn. Thành đội Hóa. Đội tôi toàn một lũ vịt giời với nhau, ngồi đâu thành cái chợ tới đó, ăn quà vặt như mỏ khoét thậm chí còn trộm chuối xanh đằng sau nhà bếp, mua muối về chấm. Một phần cũng là do đặc thù môn học, văn không phải lúc nào cũng phải viết, một phần là do mấy đứa đội văn hợp rơ nhau quá. Đội Hóa của cậu ấy thì ngược lại, giờ giấc, địa điểm phải tuân thủ nghiêm ngặt, bài tập các thứ ngập đầu, một buổi hình như ra chơi được tầm 30 phút. 30 phút ấy lại hầu như bị bọn tôi sang quấy rầy, hôm thì mang đồ sang ăn, hôm thì mang bài sang sát phạt, mặt dầy thật!

Đội văn bọn tôi thì thường được về sớm khoảng 5h, các đội khác như Toán, Địa, Anh, Lý thì muộn hơn tí khoảng 5h15. Đội Hóa thì toàn gần 6h. Nhưng lớp tôi khá đoàn kết, toàn ở lại đợi đội cuối cùng tan rồi cùng về, đằng nào cũng cùng đường. Nói thế cho oai chứ thực ra lúc ở lại là lúc chúng tôi phá phách nghịch ngợm mà không có người quản lí. Hôm thì trèo cây phượng hái hoa, hôm thì ăn trộm táo ở ủy ban bên cạnh, hôm nữa thì nghịch xe đạp của nhau... Có hôm xe tôi, giun ra đằng giun, van ra đằng van, giỏ xe méo xệnh đựng cái yên xe bên trong. Vậy là lúc về lại phải ngồi sau một đứa nào đó và dong xe về. Nhiều hôm đợi đội Hóa lâu quá, chúng tôi khoảng chục đứa đạp xe vòng vòng bên ngoài biểu tình 4 thầy trò bên trong, vừa đạp xe vòng quanh sân vừa hét "cơm cháy rồi, cơm cháy rồi" rồi thì than vãn khóc lóc các thứ vậy mà thầy chẳng thương, vẫn về lúc tối mịt. Những buổi như vậy giúp chúng tôi xích lại gần nhau, chẳng như thời smartphone bây giờ, mỗi đứa cắm đầu vào một cái điện thoại, chẳng ai nói với ai câu nào.

Năm tôi 23 tuổiWhere stories live. Discover now