Không Tên Phần 1

9 0 0
                                    


  Ngay từ nhỏ, Ph.Ăngghen đã bộc lộ tính cách độc lập. Năm 14 tuổi, Ph.Ăngghen học ở trường tại thành phố Barmen. Ph.Ăng- ghen sớm bộc lộ năng khiếu về ngoại ngữ. Tháng 10/1834, Ph. Ăngghen chuyển sang học ở trường trung học Elberfelder, một trường tốt nhất ở Phổ thời bấy giờ. Năm 1837, theo yêu cầu của bố, Ph.Ăngghen buộc phải rời bỏ trường trung học khi chưa tốt nghiệp để bắt đầu công việc buôn bán ở văn phòng của bố ông. Trong thời gian này ông tự học các ngành sử học, triết học, văn học, ngôn ngữ và thơ ca. Tháng 6/1838, Ph.Ăngghen đến làm việc tại văn phòng thương mại ở thành phố cảng Barmen. Cuối năm 1839 Ph.Ăngghen bắt tay vào nghiên cứu các tác phẩm của Hê- ghen  Tháng 9/1841, Ph.Ăngghen đến Berlin và gia nhập binh đoàn pháo binh. ở đây ông được huấn luyện quân sự mà trong những năm sau, ông rất cần đến nó, nhưng ông vẫn lui tới trường Đại học Tổng hợp Berlin nghe các bài giảng triết học, tham gia hội thảo về lịch sử tôn giáo.

Mùa xuân 1842, Ph.Ăngghen bắt đầu cộng tác với tờ Rheinische Zeitung (Nhật báo tỉnh Ranh). Trong những bài báo in năm 1842, trên tờ báo Ph.Ăngghen đã lên tiếng phản kháng chế độ kiểm duyệt của Chính phủ Vương quốc Phổ, trật tự phong kiến ở Đức. Ngày 8/10/1842, Ph.Ăngghen mãn hạn phục vào trong quân đội. 

Tháng 2/1845, cuốn sách "Gia đình và Thần thánh" của C. Mác và Ph.Ăngghen ra đời đã phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa duy tâm và phương pháp của nó, nêu luận điểm về vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử.  

Tháng 3/1848, cùng với C.Mác, Ph.Ăng-ghen thảo ra "Những yêu sách của Đảng Cộng sản Đức" được Ban Chấp hành Trung ương Liên đoàn những người cộng sản thông qua như là văn kiện có tính chất cương lĩnh cho hành động của giai cấp vô sản Đức.

Tháng 4/1848 ông cùng với C.Mác trở về Đức tham gia cuộc cách mạng Đức. Ngày 20/5/1848 Ph. Ăng-ghen đến cùng với C. Mác chuẩn bị xuất bản tờ Neue Rheinische Zeitung. Ph.Ăng-ghen tham gia viết các bài xã luận, bài điểm tình hình chính trị.

 Sau khi C. Mác qua đời (1883), Ph.Ăng-ghen là người lãnh đạo tổ chức những người theo chủ nghĩa xã hội ở châu Âu, chuẩn bị cho in tập 2 và 3 của bộ Tư bản mà C. Mác chưa kịp hoàn thành.

Ph. Ăng-ghen viết nhiều tác phẩm nổi tiếng vào những năm cuối đời: Nguồn gốc gia đình, Chế độ tư hữu và Nhà nước (1884), Lút-víchPhơ-bách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức (1866), Biện chứng tự nhiên, Vấn đề nông dân ở Pháp và Đức (1894).

Tuy xuất thân từ một gia đình tầng lớp trên, thuộc giai cấp tư sản nhưng Ph.Ăng-ghen đã dành tất cả con tim, khối óc, tình cảm và trí tuệ cho giai cấp vô sản, hiến dâng toàn bộ cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, nhằm mục tiêu, lý tưởng cao đẹp là giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi ách áp bức, bóc lột.

Ph.Ăngghen là người bạn, người đồng chí, người cộng sản gần gũi nhất của Các Mác, đã cùng Các Mác sáng lập nên chủ nghĩa Mác, học thuyết khoa học và cách mạng, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và những người cộng sản, vũ khí tư tưởng của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ tư bản, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Đồng thời, Ph.Ăngghen đã cùng Các Mác nhiệt tình truyền bá tư tưởng cách mạng, xây dựng các tổ chức cách mạng của giai cấp công nhân, trở thành lãnh tụ của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân các nước Châu Âu ở nửa cuối thế kỷ XIX.

Nói về ông, V.I. Lênin đã khẳng định" Ph. Ăngghen là một "bó đuốc sáng ngời" trong những trí tuệ anh minh, là một "trái tim vĩ đại" trong những trái tim nhân loại.

Mặc dù đã qua đời đến nay đã hơn một thế kỷ, nhưng đến nay, Phriđrích Ăngghen vẫn luôn luôn là một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một bậc thiên tài trong lịch sử nhân loại.

Mặc dù đã qua đời đến nay đã hơn một thế kỷ, nhưng đến nay, Phriđrích Ăngghen vẫn luôn luôn là một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một bậc thiên tài trong lịch sử nhân loại

Oops! This image does not follow our content guidelines. To continue publishing, please remove it or upload a different image.

2.Một số luật của nhà nước là nhằm việc hạn chế tội phạm nhưng đôi khi chính nó còn kinh khủng hơn tội phạm.

3.Tất cả mọi thứ phải tự tìm ra lý do cho sự tồn tại của nó, nếu không nó sẽ bị biến mất.

4.Toàn bộ lịch sử ghi lại những biến cố của cuộc đấu tranh giai cấp giữa các tầng lớp bị thống trị trong các giai đoạn khác nhau của sự phát triển xã hội.


5.Một hành động hơn vạn lời nói.

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Sep 30, 2017 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

Untitled StoryWhere stories live. Discover now