ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP: ĐẤT ĐAI
Câu 1: Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật đất đai Việt Nam.
-
Luật đất đai trước đây còn có tên gọi là luật ruộng đất. Cách hiểu như vậy là thiếu chính xác vì khái niệm “đất đai” được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các loại đất. Còn khái niệm “ ruộng đất” được hiểu là chỉ loại đất nông nghiệp.
-
Hiến pháp năm 1946 xác lập nhiều hình thức sỡ hữu về đất đai.
-
Luật cải cách ruộng đất năm 1953 còn lại 2 hình thức sở hữu chủ yếu là sở hữu NN và sở hữu của người nông dân.
-
Hiến pháp 1959 có 3 hình thức sở hữu là : sở hữu NN, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân về đất đai.
-
Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992, chế độ sở hữu đất đai được quy định là đất đai thuộc sở hữu toàn dân do NN thống nhất quản lý ( điều 17, 18 HP 1992).
-
Quan hệ đất đai hiện nay được xác lập trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai. Các quan hệ này xác định trách nhiệm và quyền hạn của NN trong vai trò người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai. Từ vai trò và trách nhiệm đó, NN không ngừng quan tâm đến việc bảo vệ, giữ gìn, phát triển một cách bền vững nguồn tài nguyên đất đai cho hiện tại và tương lai.
Câu 2: Khái niệm Luật đất đai.
Luật đất đai là tổng hợp các quy phạm pháp luật mà Nhà nước ban hành nhằm thiết lập quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và sự bảo hộ đầy đủ của Nhà nước đối với các quyền của người sử dụng đất tạo thành một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta.
Câu 3:
Vai trò của Luật đất đai trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
1.
Đời sống kinh tế